Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu tham gia các giao dịch dân sự không chỉ phát sinh đối với người thành niên mà với cả người chưa thành niên, tuy nhiên theo quy định pháp luật hiện hành người chưa thành niên tùy vào độ tuổi có thể không có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi dân sự một phần. Zluat xin gửi đến quý bạn đọc bài viết: “Người chưa thành niên theo luật dân sự 2015”.
1. Người chưa thành niên là gì?
Theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.“
Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 21 trên đây, nhà làm luật đã dựa vào độ tuổi, vào sự phát triển về tâm sinh lý của con người để quy định về người chưa thành niên. Sự phát triển dần hoàn thiện cả về thể chất và trí tuệ của con người dựa vào độ tuổi, ở mỗi độ tuổi khác nhau (giữa người thành niên và chưa thành niên) thì có sự nhận thức khác nhau; từ đó có khả năng thực hiện những hành vi ở mức độ khác nhau. Do đó, một người dù khoẻ mạnh, có trí tuệ phát triển bình thường; không bị mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nhưng chưa đủ 18 tuổi, được coi là người chưa thành niên.
Tuổi trưởng thành của con người là độ tuổi cụ thể được pháp luật quy định hoặc thừa nhận là người đã thành niên và đã có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân. Trái lại, người chưa đến tuổi trưởng thành là chưa thành niên – chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.
2. Giao dịch dân sự của người dưới 6 tuổi
Dưới sáu tuổi, khả năng nhận thức cũng như độc lập về tài sản hạn chế. Bởi vậy, các giao dịch dân sự của người dưới sáu tuổi là do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập và thực hiện. Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 thì bố, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. Tức là các giao dịch dân sự của trẻ dưới sáu tuổi sẽ hoàn toàn do bố, mẹ là người đại diện theo pháp luật của trẻ xác lập và thực hiện, người chưa đủ 6 tuổi không được tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự. Cụ thể, bố mẹ tham gia thỏa thuận, ký kết, thực hiện những hành vi đã được thỏa thuận trong giao dịch hướng đến lợi ích của con.
3. Giao dịch dân sự của người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi
Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Ở độ tuổi này đã phát sinh nhiều những nhu cầu cá nhân mà tự bản thân họ có thể xác lập và thực hiện, bởi vậy luật cho phép họ thực hiện những giao dịch này mà không cần sự cho phép của người đại diện theo pháp luật. Những giao dịch còn lại, việc xác lập và thực hiện vẫn phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
4. Giao dịch dân sự của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
Theo Bộ luật Lao động, những người thuộc độ tuổi này đã có thể tham gia lao động và có thu nhập. Như vậy họ có khả năng nhận thức và có thể có tài sản riêng. Bởi vậy Bộ luật Dân sự cho phép họ tự mình thực hiện các giao dịch dân sự mà không cần có sự cho phép của người đại diện theo pháp luật. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự quy định một số trường hợp giao dịch dân sự của những người thuộc độ tuổi này phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật như giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật. Ví dụ: Vũ Văn B vừa tròn 17 tuổi, B muốn mua một căn nhà chung cư, vì mua bán căn chung cư là giao dịch liên quan đến bất động sản nên B phải được sự đồng ý của bố mẹ là người đại diện theo pháp luật.
Một chú ý, trong trường hợp người chưa thành niên không có người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo pháp luật không đủ điều kiện để đại diện thì người giám hộ sẽ thay thế người đại diện để thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định trong luật.
5. Dịch vụ tư vấn luật Zluat
Trên đây là thông tin về Người chưa thành niên theo luật dân sự 2015 mà Công ty Luật Zluat gửi đến quý bạn đọc tham khảo. Nếu cần cung cấp thêm thông tin chi tiết quy định về vấn đề này, quý khách vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi cụ thể.
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Yên Thế, Lục Yên, Yên Bái. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 90,000 đồng.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài dành quyền nuôi con – tại Tả Ngải Chồ, Mường Khương, Lào Cai
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) chia tài sản chung và nợ chung nhanh chóng tại Nguyên Bình, Nguyên Bình, Cao Bằng
- Dịch vụ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại huyện Đức Hòa.
- Thủ tục trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) không tranh chấp quyền nuôi con trọn gói tại Phượng Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang