Đầu tư dự án tại TP.Hồ Chí Minh (Chi tiết 2023) – Zluat.vn.

intro-quy-trinh-thu-tuc-va-ho-so-xin-cap-giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu.jpg.webp.webp

Bạn đang có cầu lập dự án đầu tư, nhưng Bạn lại không chuyên trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, không có  kinh nghiệm trong lĩnh vực lập dự án đầu tư. Nhiều doanh nghiệp đã nhờ sự hỗ trợ của Dịch vụ Đầu tư dự án từ bên ngoài. Nắm bắt được những nhu cầu đó, Zluat cũng cung cấp đến quý bạn đọc dịch vụ Đầu tư dự án tại TP.HCM đầy đủ và uy tín nhất. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây.

Intro Quy Trinh Thu Tuc Va Ho So Xin Cap Giay Chung Nhan Dang Ky Dau Tu
Đầu tư dự án tại TP.Hồ Chí Minh (Chi tiết 2023)

1. Dự án đầu tư là gì?

  • Nếu xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
  • Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
  • Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời gian dài.

Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định.

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 3, Luật Đầu tư năm 2020 (vừa có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/2021) thì Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Căn cứ vào dự án đầu tư, chúng ta biết được thông tin về nhà đầu tư, các dự định, dự án mà nhà đầu tư sẽ tiến hành, các phương thức đầu tư, địa bàn, khu vực, lĩnh vực đầu tư, trên cơ sở đó đánh giá được tổng quan vỹ mô về nền kinh tế – xã hội.

Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư. Đồng thời, dự án đầu tư là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án.

2. Các loại hình dự án đầu tư

Cũng theo quy định của Luật này thì có 03 loại dự án đầu tư là: Dự án đầu tư mở rộng; Dự án đầu tư mới và Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trong đó:

  • Dự án đầu tư mở rộng: là dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.
  • Dự án đầu tư mới: là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động.
  • Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo: là dự án đầu tư thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.

3. Đặc điểm nổi bật của đầu tư dự án

Thứ nhất: Dự án đầu tư phải có mục tiêu rõ ràng

Mục tiêu đầu tư cũng là một trong những nội dung quan trọng được thể hiện trong đề xuất dự án đầu tư nộp kèm với hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư. Chính vì vậy, để được xét duyệt dự án, thì người việc chuẩn bị về kinh phí, đội ngũ nguồn nhân lực, chủ đầu tư phải đặt ra những mục tiêu cụ thể phù hợp với tiến trình thực hiện dự án.

Thứ hai: Dự án đầu tư phải tuân theo quy định về thời hạn

Dự án đầu tư sẽ không được thực hiện mãi mãi hoặc vô thời hạn, mà pháp luật có quy định thời hạn cụ thể cho từng loại, theo đó:

  • Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
  • Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
  • Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
  • Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ các dự án đầu tư sau đây:
  • Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;
  • Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.

Thứ ba: Dự án đầu tư có thể chuyển nhượng

Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng Dự án đầu tư nếu muốn và khi đáp ứng được các điều kiện dưới đây:

  • Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
  • Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;
  • Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);
  • Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.

4. Trường hợp Dự án đầu tư phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này, cụ thể: Dự án có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; Dự án có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; Dự án có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

=>> Xem thêm bài viết: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án [Mới 2023],…

5. Nội dung thẩm định dự án đầu tư

  • Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước phải được thẩm định về :
  • Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn;
  • Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có);
  • Các ưu đãi hỗ trợ của nhà nước mà dự án dầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung;
  • Phương án công nghệ và quy mô sản xuất, công suất sử dụng;
  • Phương án kiến trúc, việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;
  • Sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, kế hoạch tái định cư (nếu có);
  • Phòng, chống cháy nổ, an toàn lao động và các vấn đề xã hội của dự án;
  • Các vấn đề rủi ro của dự án có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư;
  • Đánh giá tổng thể về tính khả thi của dự án.
  • Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do
  • Nhà nước bảo lãnh còn phải thẩm định các điều kiện tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tư và phương án hoàn trả vốn đầu tư của dự án

6. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư

Đối với các dự án nhóm A :

  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành, các Bộ, địa phương có liên quan. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể đối với từng dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể mời các tổ chức và chuyên gia tư vấn thuộc các Bộ khác có liên quan để tham gia thẩm định dự án.
  • Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ trước khi trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
  • Đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dung do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước :
  • Người có thẩm quyền quyết định đầu tư sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực tổ chức thẩm định, có thể mời cơ quan chuyên môn của các Bộ, ngành khác có liên quan để thẩm định dự án:

Ủy ban Nhân dân thành phố quyết định đầu tư nhóm B

  • Ủy ban Nhân dân các quận huyện quyết định các dự án đầu tư có mức vốn từ 5 tỷ đồng trở xuống, sử dụng nguồn vốn Ngân sách thành phố phân cấp cho Quận huyện quản lý.
  • Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư phê duyệt các dự án đầu tư nhóm C sử dụng vốn ngân sách nhà nước
  • Giám đốc Sở Địa Chính – Nhà đất phê duyệt các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn cho thuê nhà sở hữu nhà nước
  • Giám đốc Sở Giao thông công chánh phê duyệt các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn bảo đảm giao thông.

7. Thời gian thẩm định dự án đầu tư

  • Các dự án đầu tư thuộc nhóm A : thời hạn thẩm định không quá 60 ngày làm việc.
  • Các dự án đầu tư thuộc nhóm B : thời hạn thẩm định không quá 25 ngày, trong đó thời gian thẩm định tại Sở Kế hoạch Đầu tư không quá 15 ngày làm việc.
  • Các dự án đầu tư thuộc nhóm C : thời hạn thẩm định không quá 15 ngày làm việc (gồm 7 ngày hỏi ý kiến các Sở ngành nếu có).

8. Dịch vụ tư vấn đầu tư dự án tại TP.HCM của Zluat

Zluat tự tin là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ và tư vấn pháp lý. Tại đây,  Zluat tham gia tư vấn, cố vấn các vấn đề về pháp lý, chủ trương chính sách, ưu đãi đầu tư, bảo trợ pháp lý cho Dự án đầu tư từ giai đoạn lên ý tưởng, cho đến việc thực hiện các thủ tục và đồng hành với Dự án khi đi vào hoạt động, bao gồm:

  • Tư vấn và hỗ trợ lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho Dự án;
  • Tư vấn tất cả các chủ trương chính sách, ưu đãi cho Dự án;
  • Tư vấn và hỗ trợ tìm kiếm địa bàn đầu tư hiệu quả;
  • Tư vấn hình thức đầu tư và có hỗ trợ tìm kiếm các đối tác để liên doanh, hợp tác;
  • Tư vấn chuẩn bị và xây dựng Bộ hồ sơ chuẩn Luật để thực hiện các thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư và xin các loại giấy phép có liên quan đến Dự án đầu tư khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang