Hiện nay rất nhiều cá nhân, tổ chức tự sáng tác ra những sản phẩm của riêng mình từ các tác phẩm văn học cho tới tác phẩm nghệ thuật,… Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách bảo vệ thì quyền của mình đối với chính tác phẩm có thể bị xâm hại. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Zluat để biết cụ thể và chi tiết hơn về tư vấn quyền tác giả tại Nghi Sơn.
I. Quyền tác giả là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 quy định như sau:
“2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
Như vậy, chủ thể của quyền tác giả có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Tác phẩm là sản phẩm được nhào nặn từ bàn tay cùng khối óc của tác giả. Quyền tác giả chính là quyền mà tổ chức, cá nhân được sở hữu đối với các tác phẩm do mình tự sáng tác hoặc có quyền sở hữu đối với tác phẩm đó thông qua một giao dịch nào đó với tác giả. Vậy nội dung của quyền tác giả có nội dung nào? Cùng tìm hiểu tiếp trong các phần của bài nhé.
II. Đặc điểm quyền tác giả
Thứ nhất, đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
Thứ hai, quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm
Thứ ba, hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động.
Thứ tư, quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối.
III. Tư vấn nội dung quyền tác giả tại Nghi Sơn
Khi nói tới nội dung của quyền tác giả tức là xác định các quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu đối với tác phẩm đó. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó, quyền nhân thân chia thành quyền nhân thân được chuyển giao và quyền nhân thân không được chuyển giao.
Các quyền này được quy định lần lượt tại Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019.
Quyền nhân thân bao gồm:
– Đặt tên cho tác phẩm;
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản gồm:
– Làm tác phẩm phái sinh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), cụ thể như sau:
(1) Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
– Tác phẩm báo chí;
– Tác phẩm âm nhạc;
– Tác phẩm sân khấu;
– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2023 có hiệu lực ngày 01/01/2023 sẽ sửa đổi “Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng” thành “Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng”
– Tác phẩm nhiếp ảnh;
– Tác phẩm kiến trúc;
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
(2) Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại mục (1) nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Các tác phẩm được bảo hộ quy định tại mục (1), (2) phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Cụ thể tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) cụ thể:
– Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả
– Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả
– Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả
– Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế
– Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền
– Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước
(2) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại (1) bao gồm:
– Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cụ thể tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:
(1) Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) được bảo hộ vô thời hạn.
(2) Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) có thời hạn bảo hộ như sau:
(i) Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
(ii) Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
(iii) Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại (iv).
(iv) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại (i) có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
(v) Thời hạn bảo hộ quy định tại (i), (ii) chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
VII. Tư vấn về các trường hợp không được bảo hộ quyền tác giả tại Nghi Sơn
Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
– Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
– Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
(Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))
VIII. Tư vấn về hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Xâm phạm đến Quyền nhân thân của tác giả
+ Xâm phạm quyền đặt tên cho tác phẩm;
+ Xâm phạm quyền được đứng tên thật hoặc tên bút danh trên tác phẩm của mình;
+ Xâm phạm quyền được nêu tên thật hoặc tên bút danh khi tác phẩm của mình được công bố, sử dụng.
+ Xâm phạm quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
+ Xâm phạm quyền được bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm của chính mình không cho phép người khác xuyên tạc; không cho phép người khác sửa đổi hay cắt xén tác phẩm của mình dưới bất kỳ hình thức nào mà gây phương hại đến cả danh dự và uy tín của mình.
2. Xâm phạm đến quyền tài sản của tác giả:
+ Xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh;
+ Xâm phạm đến quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
+ Xâm phạm đến quyền sao chép thông qua phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc là một phần tác phẩm;
+ Vi phạm đến quyền phân phối, nhập khẩu nhằm phân phối đến toàn công chúng
+ Vi phạm quyền phát sóng, truyền đạt đến toàn công chúng các tác phẩm bằng những phương tiện như hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật khác.
+ Vi phạm quyền cho thuê bản gốc hoặc thuê bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
IX. Dịch vụ tư vấn quyền tác giả tại Nghi Sơn của Công ty Luật Zluat
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật Zluat thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng
Công ty Luật Zluat luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
X. Mọi người cũng hỏi
1. Tại sao quyền tác giả quan trọng?
Quyền tác giả quan trọng vì nó bảo vệ quyền lợi của người tạo ra tác phẩm sáng tạo. Nó khuyến khích sáng tạo, giúp tác giả kiếm thu nhập từ tác phẩm của mình và thúc đẩy sự đa dạng về nội dung văn hóa và nghệ thuật.
2. Tổ chức cá nhân nào được bảo hộ quyền liên quan quyền tác giả?
– Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).
– Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này.
– Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).
– Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng).
3. Chủ sở hữu quyền tác giả là ai?
Chủ sở hữu quyền tác giả có thể là tác giả, đồng tác giả, người thừa kế, người được chuyển giao quyền, Nhà nước.
- Dịch vụ mở cửa hàng bánh ngọt tại Quận Hải Châu.
- Dịch vụ khởi kiện dân sự tại quận Ngô Quyền.
- Luật sư ly hôn Thuận tình Không tranh chấp tài sản nhanh tại Khuất Xá, Lộc Bình, Lạng Sơn
- Trọn gói ly hôn Đồng thuận không tranh chấp quyền nuôi con nhanh tại Vũ Thư, Vũ Thư, Thái Bình
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Long Khánh B, Hồng Ngự, Đồng Tháp. Kinh nghiệm nhanh nhất, online, điền vào, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, không tốn phí 30,000 đồng.