Aluat.vn | Đất nhà thờ có được cấp sổ đỏ không theo quy định hiện hành?.

Nhung-loai-dat-nao-duoc-cap-so-do-theo-quy-dinh-moi.jpg

Sổ đỏ là cách gọi vắn tắt của người dân đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và môi trường cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Tuy nhiên; kể từ ngày 10/12/2009; Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực đã quy định thống nhất các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bài viết dưới đây của Zluat về Đất nhà thờ có được cấp sổ đỏ không theo quy định hiện hành? hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Những loại đất nào được cấp sổ đỏ theo QĐ mới 2022

Đất nhà thờ có được cấp sổ đỏ không theo quy định hiện hành?

I. Những loại đất được cấp sổ đỏ

Theo đó, người sử dụng đất sử dụng một trong những loại đất được quy định tại Điều 99, khi có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo thủ tục luật định. Cụ thể các trường hợp này gồm có:

Một là, người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại các Điều 100, 101 và 102 Luật Đất đai 2013 (quy định về việc cấp Giấy chứng nhận khi có một trong những giấy tờ được quy định tại Điều 100 hoặc không có giấy tờ theo Điều 101 hoặc cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo theo quy định tại Điều 102).

Hai là, người sử dụng đất thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01/07/2014 (ngày có hiệu lực thi hành của Luật Đất đai 2013);

Ba là, người sử dụng đất được sử dụng đất thông qua chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

Bốn là, người được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai hoặc theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành (hay nói tóm gọn lại là người nhận quyền sử dụng đất thông qua bản án, quyết định…đã có hiệu lực);

Năm là, người được sử dụng đất thông qua việc trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

Sáu là, người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

Bảy là, người được cấp sổ hồng/giấy chứng nhận là người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

Tám là, người được cấp Giấy chứng nhận là người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở hoặc là người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

Chín là, người sử dụng đất thông qua tách thửa, hợp thửa; hoặc quyền sử dụng đất có được thông qua việc nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

Mười là, người đang có quyền sử dụng đất hợp pháp đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Như vậy, Điều 99 Luật Đất đai không trực tiếp liệt kê các loại đất được cấp sổ đỏ mà quy định các trường hợp được cấp sổ đỏ như chúng tôi đã nêu trên. Từ quy định đó, suy luận ra các loại đất được cấp sổ đỏ như đất tại khu vực khu công nghiệp, cụm công nghiệp, được Nhà nước giao/cho thuê… hoặc các trường hợp nhận chuyển quyền, trúng đấu giá, nhận quyền sử dụng đất thông qua xử lý tài sản bảo đảm.

II. Đất nhà thờ có được cấp sổ đỏ không theo quy định hiện hành?

Theo quy định tại khoản 5 điều 100 Luật Đất đai 2013, đất nhà thờ họ có thể được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu đủ điều kiện theo luật định. Theo đó, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình nhà thờ họ và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Tuy nhiên, chính việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này đã xảy ra tranh chấp liên quan đến việc sổ đỏ sẽ đứng tên cá nhân hay tập thể dòng họ?. Liên quan đến vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng để tránh những mâu thuẫn không đáng có về đất tín ngưỡng thì cần hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của những người được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà thờ họ. Nhà thờ họ thuộc sở hữu chung của cộng đồng nên nếu dòng họ thỏa thuận để người đại diện đứng tên trong giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất thì đất đó sẽ đứng tên người đại diện. Trường hợp không đi đến thỏa thuận đó thì trên sổ đỏ cũng có thể ghi tên cộng đồng dân cư và địa chỉ sinh hoạt của cộng động dân cư đó. Trong trường hợp này, dòng họ phải họp và cử ra một người đại diện để thực hiện các thủ tục. Để cộng đồng dân cư được đứng tên trên giấy chứng nhận thì ngoài các thủ tục được quy định như ở trên, dòng họ phải có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về việc dòng họ đó đang sinh hoạt trên địa bàn của xã. Trường hợp dòng họ muốn để tên một người thì phải có văn bản chấp thuận của dòng họ. Theo đó, dòng họ phải họp và bầu người đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận, có văn bản ủy quyền.

Về thành viên tham dự cuộc họp, theo tập quán, có thể là những người đứng đầu, người đại diện, cháu đích tôn… của các ngành, nhánh dòng họ. Cuộc họp được thông qua theo hình thức biểu quyết đa số. Khi làm các thủ tục về xây dựng công trình thì người đại diện của dòng họ sẽ thay mặt thực hiện.

Vì nhà thờ họ thuộc sở hữu chung của cộng đồng nên nếu dòng họ thỏa thuận để người đại diện đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì cũng không có nghĩa là đất thuộc quyền sử dụng riêng của cá nhân đó.

Từ kinh nghiệm thực tế, để tránh những tranh chấp xảy ra liên quan đến vấn đề đất nhà thờ họ, mỗi dòng họ nên chọn người đứng tên trên Giấy chứng nhận là cá nhân để thuận tiện cho việc thực hiện các thủ tục sau này liên quan đến việc xây dựng nhà thờ họ. Nhà thờ họ được xếp vào nhóm đất tín ngưỡng.

III. Đất bao nhiêu mét vuông mới được cấp lại sổ đỏ?

Theo khoản 31 điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP; UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Như vậy; diện tích tối thiểu được phép tách thửa do UBND cấp tỉnh quy định nên diện tích tối thiểu giữa các tỉnh thành là khác nhau.

Mỗi tỉnh thành quy định điều kiện tách thửa là khác nhau. Nhưng có điểm chung là diện tích thửa đất mới hình thành và diện tích thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Nhà đất bao nhiêu m2 được cấp lại sổ đỏ? [Chi tiết 2023]. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Nhà đất bao nhiêu m2 được cấp lại sổ đỏ? [Chi tiết 2023], quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang