Aluat.vn | Điều 6 Luật thi hành án dân sự 2008 số 26/2008/QH12.

Để bản án, quyết định của Tòa án được thực thi trên thực tế, công tác thi hành án dân sự đóng vai trò rất quan trọng, đăc biệt trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, chính vì thế các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, thương mại ngày càng gia tăng, tính chất vụ việc phức tạp, gây nhiều khó khăn cho hoạt động thi hành án dân sự. Như vậy, việc tìm hiểu, cập nhật các nội dung, quy định về thi hành án là hết sức cần thiết. Bài viết dưới đây cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Điều 6 Luật thi hành án dân sự 2008 số 26/2008/QH12.

Cac Quy Dinh Lien Quan Ve Thu Tuc Thi Hanh An Dan Su 202112291339335646
Điều 6 Luật thi hành án dân sự 2008 số 26/2008/QH12

1. Quy định pháp luật về sự thỏa thuận của đương sự trong thi hành án dân sự

Trong thi hành án dân sự, các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc thi hành án có ý nghĩa rất quan trọng. Không những các bên giữ mối quan hệ tình cảm với nhau, thông qua đó, không những hiểu nhau hơn, tình cảm thân thiết, gắn bó với nhau hơn… mà việc thi hành án cũng được giải quyết nhanh gọn, rút ngắn thời gian, đỡ tốn kém về công sức, tiền bạc để tổ chức thi hành án. Thỏa thuận thi hành án dân sự là sự tự nguyện của các đương sự nhằm bàn bạc, trao đổi để đi đến thống nhất thi hành một phần hay toàn bộ nội dung bản án, quyết định dân sự trên cơ sở quyền và nghĩa vụ dân sự đã được xác lập theo bản án, quyết định dân sự đó. Thỏa thuận thi hành án dân sự được quy định trong Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự) và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự. Cụ thể:

Điều 6 Luật Thi hành án dân sự quy định: “1. Đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thỏa thuận được công nhận. Theo yêu cầu của đương sự, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thỏa thuận về thi hành án. 2. Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định”.

2. Nguyên tắc Thỏa thuận Thi hành án

2.1. Nội dung thỏa thuận không được vi phạm điều cấm pháp luật

Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự: “Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”. Như vậy, nội dung thỏa thuận thi hành án của đương sự phải không vi phạm những điều cấm mà pháp luật cấm các chủ thể thực hiện.

2.2. Thỏa thuận không được trái đạo đức xã hội

Điều 123 Bộ luật Dân sự quy định: “Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”. Đạo đức là giá trị tinh thần được hình thành theo thời gian, được mọi người thừa nhận và tự nguyện thực hiện. Thỏa thuận của các đương sự trong thi hành án phải đảm bảo không trái với đạo đức xã hội.

2.3. Thỏa thuận không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án

Người thứ ba ở đây được hiểu là cá nhân hoặc tổ chức có quyền, lợi ích liên quan hoặc lợi ích công cộng. Khi thỏa thuận về thi hành án các bên không được thỏa thuận các nội dung làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba hoặc trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.

Mặt khác, thỏa thuận của các đương sự cũng không được trái với thực tế. Người được thi hành và người phải thi hành án phải thỏa thuận những nội dung gắn liền với thực tiễn và có thể thực hiện được.

3. Hình thức Thỏa thuận Thi hành án

Thỏa thuận về thi hành án phải được lập thành văn bản thể hiện rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận và có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia.

Để nội dung thỏa thuận không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì khi chứng kiến hoặc ghi nhận sự thỏa thuận của đương sự cần phải có thêm người thứ ba, nếu có.

Các bên đương sự có thể yêu cầu Chấp hành viên chứng kiến việc thỏa thuận về thi hành án. Và Theo quy định mới của Nghị định 33/2020/NĐ-CP, việc chứng kiến thỏa thuận phải được thực hiện tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, đây là một trong những nội dung mới được sửa đổi. Vì trước đây, theo quy định của Nghị định 62/2015, việc yêu cầu Chấp hành viên chứng kiến thỏa thuận có thể được thực hiện tại trụ sở cơ quan Thi hành án dân sự hoặc ngoài trụ sở Cơ quan thi hành án dân sự. Nếu việc chứng kiến thỏa thuận ngoài trụ sở cơ quan Thi hành án dân sự mà phát sinh chi phí thì người yêu cầu Chấp hành viên chứng kiến phải thanh toán chi phí hợp lý cho Cơ quan thi hành án dân sự.

Trên đây là nội dung về Điều 6 Luật thi hành án dân sự 2008 số 26/2008/QH12. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật Zluat để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư