Aluat.vn | Ly hôn, tòa triệu tập mấy lần rồi mới xét xử?.

Thực trạng hiện nay, việc ly hôn diễn ra ngày càng nhiều, do đó, đòi hỏi các chủ thể phải hiểu rõ các quy định pháp luật về ly hôn để có thể tự bảo vệ bản thân. Nhằm giúp cho bạn đọc hiểu thêm về ly hôn, mời bạn đọc theo dõi bài viết về Ly hôn, tòa triệu tập mấy lần rồi mới xét xử? cùng với Zluat:

Ly Hon Don Phuong Mat Bao Nhieu Tien Theo Quy Dinh Moi

Ly hôn, tòa triệu tập mấy lần rồi mới xét xử?

1. Ly hôn 

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Ly hôn được hiểu là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân. Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, chỉ tòa án mới có thẩm quyền tuyên bố hai vợ chồng ly hôn bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Đồng thời, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tại Điều 51, Điều 55 và Điều 56 cho thấy: Vợ hoặc chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

  • Trường hợp cả hai bên vợ chồng cùng yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn thì trong pháp luật Hôn nhân và gia đình sẽ gọi là “thuận tình ly hôn
  • Trường hợp chỉ có một bên vợ hoặc chồng yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn thì trong pháp luật Hôn nhân và gia đình sẽ gọi là “ly hôn theo yêu cầu của một bên” hay “ly hôn đơn phương”.

2. Hòa giải khi ly hôn

2.1 Hòa giải tại cơ sở

Theo quy định tại Điều 52 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc khuyến khích việc hòa giải tại cơ sở như sau:

  • Nhà nước khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
  • Đối với ly hôn thuận tình, để được công nhận thuận tình ly hôn không bắt buộc phải có xác nhận đã hòa giải ở cơ sở hoặc phải về xã/phường thì Tòa án mới thụ lý. Luật cũng không có quy định cụ thể khi ly hôn hòa giải mấy lần tại cơ sở. Việc tiến hành thủ tục hòa giải ở cấp cơ sở chỉ mang tính chất khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện nhằm giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn với nhau.

2.2 Hòa giải tại Tòa án nhân dân

Việc Tòa án giải quyết yêu cầu tiến hành thủ tục Hòa giải tại Tòa án nhân dân là hết sức cần thiết. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Thẩm phán sẽ thực hiện hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Như vậy, đối với thuận tình ly hôn, việc tiến hành thủ tục hòa giải ở Tòa án bắt buộc hai vợ chồng phải thực hiện theo quy định của pháp luật khi ly hôn thuận tình. Tuy nhiên, thủ tục thuận tình ly hôn hòa giải trên Tòa cũng không quy định ly hôn sẽ hòa giải mấy lần, thời gian thực hiện bao lâu. Do đó, số lần hòa giải sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

3. Khi ly hôn Tòa triệu tập mấy lần rồi mới xét xử?

Trước khi đưa vụ án ly hôn ra xét xử, đặc biệt là đối với thuận tình ly hôn, Tòa án thường sẽ tiến hành triệu tập để hòa giải. Bộ Luật Tố tụng dân sự hiện hành không có quy định cụ thể thuận tình ly hôn sẽ tiến hành hòa giải mấy lần, tuy nhiên phải được thực hiện ít nhất 1 lần khi giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Trường hợp hòa giải không thành, Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.

Căn cứ theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì thông thường Tòa án sẽ triệu tập đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đến lần thứ hai.

Như vậy, thông thường một vụ án ly hôn Tòa án có thể sẽ triệu tập hợp lệ 2 lần. 

Xem thêm: Ly hôn thuận tình không cần ra tòa có được không? [2022]

4. Câu hỏi thường gặp

1. Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc về ai?

Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc về Tòa án, chỉ Tòa án mới có quyền ra bản án, quyết định công nhận ly hôn.

2. Rút đơn ly hôn sau bao lâu nộp lại được?

Pháp luật hiện hành chưa có quy định về thời hạn cách nhau giữa hai lần nộp đơn ly hôn. Như vậy, sau khi đã rút đơn ly hôn thì bạn đọc vẫn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo thủ tục ly hôn đơn phương hoặc theo thủ tục ly thuận tình ly hôn thông thường.

3. Rút đơn ly hôn có được trả lại tiền tạm ứng án phí không?

Số tiền tạm ứng án phí đã nộp sẽ chỉ được trả lại cho nguyên đơn nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

4. Công ty Zluat có cung cấp dịch vụ tư vấn ly hôn không?

Với nhiều năm kinh nghiệm và hỗ trợ thành công rất nhiều khách hàng, Công ty Zluat tự hào dịch vụ tư vấn ly hôn với dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí.

 

Xem thêm: Nộp đơn ly hôn thuận tình bao lâu thì được giải quyết?

 

Việc tìm hiểu về giải quyết ly hôn sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề pháp lý xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên. 

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của Zluat về Ly hôn, tòa triệu tập mấy lần rồi mới xét xử? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: Zluat.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *