Sổ đỏ là cách gọi vắn tắt của người dân đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và môi trường cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Tuy nhiên; kể từ ngày 10/12/2009; Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực đã quy định thống nhất các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bài viết dưới đây của Zluat về Mất sổ đỏ nhà đất có làm lại được không? hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Mất sổ đỏ nhà đất có làm lại được không?
I. Khái niệm sổ đỏ
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
II. Mất sổ đỏ nhà đất có làm lại được không?
Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, trong trường hợp mất sổ đỏ, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản trên đất được cấp sổ đỏ có quyền xin cấp lại sổ đỏ
Việc cấp lại sổ đỏ bị mất được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ, chủ sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản trên đất phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại sổ đỏ, mẫu sử dụng là 10/ĐK được chủ sử dụng đất điền đầy đủ thông tin;
- Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo về việc mất sổ đỏ trong thời hạn 15 ngày của gia đình bạn;
- Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn nếu việc mất sổ đỏ là do có thiên tai, hỏa hoạn;
- Ngoài ra, bạn còn cần chuẩn bị giấy tờ nhân thân của mình, giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp;
- Văn bản ủy quyền (nếu có).
III. Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở phải thực hiện các bước sau đây:
- Chuẩn bị hồ sơ như chúng tôi đã trình bày ở trên. Hồ sơ này được nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;
- Khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
- Sau 30 ngày từ ngày niêm yết thông tin mất, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
-
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
IV. Nơi nộp hồ sơ làm lại sổ đỏ bị mất
Căn cứ Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP), người có đề nghị làm lại sổ đỏ bị mất có thể nộp hồ sơ tại các nơi sau đây:
– Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
– Đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại:
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
– Ủy ban nhân dân cấp xã (chỉ áp dụng với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu).
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ bị mất cho hộ gia đình, cá nhân có thể là Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu địa phương đã thành lập văn phòng đăng ký đất đai) hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu địa phương chưa có văn phòng đăng ký đất đai).
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Mất sổ đỏ nhà đất có làm lại được không? Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Mất sổ đỏ nhà đất có làm lại được không?, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Bạch Đằng, Kinh Môn, Hải Dương. Hồ sơ hiện tại, chuyển khoản, điền thông tin, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, chỉ khoảng 40,000 đồng.
- Tư vấn thủ tục phá sản doanh nghiệp tại quận 10.
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) phân chia khoản nợ chung trọn gói tại Dliê Yang, Ea H’leo, Đắk Lắk
- Thực hiện trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) Không chia tài sản trọn gói tại Phường Uyên Hưng, Tân Uyên, Bình Dương
- Trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp tài sản chung – tại Phường Vệ An, Bắc Ninh, Bắc Ninh