Thừa kế được coi là một lĩnh vực quan trọng. Việc xác định quan hệ pháp luật về việc thừa kế di sản do người chết để lại, đặc biệt là nhà đất và người được hưởng thừa kế là người nước ngoài có ý nghĩa lớn đối với việc xác lập quyền đối với di sản đó. Vậy quy định về quyền thừa kế của người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Quy định về thừa kế có yếu tố nước ngoài
- Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Thừa kế có yếu tố nước ngoài là quan hệ thừa kế có ít nhất một bên chủ thể là cá nhân, pháp nhân nước ngoài hoặc căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài hoặc tài sản thừa kế ở nước ngoài theo Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015.
- Tại Điều 380 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”.
2. Trường hợp nào người nước ngoài được hưởng thừa kế di sản?
- Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì người nước ngoài được thừa kế theo di chúc tài sản tại Việt Nam.
- Người nước ngoài được hưởng giá trị của tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Giá trị của quyền sử dụng đất được quy thành tiền và không được nhận bằng hiện vật là quyền sử dụng đất.
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua một số hình thức nhất định.
Như vậy, người nước ngoài được hưởng thừa kế di sản theo di chúc tài sản tại Việt Nam. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà người nước ngoài được nhận thừa kế hoặc được nhận giá trị thừa kế. Cụ thể, chi tiết chúng tôi sẽ phân tích ở mục bên dưới.
3. Người nước ngoài có được hưởng thừa kế nhà đất tại Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định:
- Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm: Căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
4. Điều kiện để người nước ngoài hưởng nhà đất tại Việt Nam
Căn cứ theo Điều 161 Luật Nhà ở 2014, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
- Cá nhân nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
- Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam. (Theo khoản 1, Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP).
- Cá nhân nước ngoài chỉ được nhận thừa kế và sở hữu nhà trong giới hạn pháp luật cho phép, cụ thể:
- Đối với nhà chung cư, cá nhân nước ngoài chỉ được nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư.
- Đối với nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà.
- Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định cụ thể số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà cá nhân nước ngoài được nhận thừa kế và sở hữu.
- Trường hợp cá nhân nước ngoài được nhận thừa kế nhà ở vượt quá số lượng nhà ở quy định trên thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.
5. Trường hợp người nước ngoài hưởng giá trị di sản?
Người nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của tài sản thông qua việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất cho người khác đủ điều kiện theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
- Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
- Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính”
6. Điều kiện để được nhập cảnh vào Việt Nam
Căn cứ theo Điều 20 Luật Nhập cảnh xuất cảnh quá cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, sửa đổi 2019 thì người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.
Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;
- Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Quyền thừa kế của người nước ngoài tại Việt Nam do Zluat cung cấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Dịch vụ ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) dành quyền nuôi con trọn gói tại Tú Lý, Đà Bắc, Hoà Bình
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) chia tài sản chung và nợ chung – tại Thanh Khê, Thanh Chương, Nghệ An
- 01 số quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân.
- Dịch vụ tư vấn tố giác tội phạm tại Huyện Tủa Chùa.
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Giai Xuân, Phong Điền, Cần Thơ. Chia sẻ giá rẻ, điền tay, viết vào, nộp ngay và có kết quả. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, giá rẻ nhất 70,000 đồng.