Tại Việt Nam, tự do giao kết hợp đồng là một trong những nguyên tắc cơ bản khi giao kết hợp đồng và quyền tự do giao kết hợp đồng là quyền mà chủ thể tham gia ký kết hợp đồng được tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng; tự do lựa chọn đối tượng hợp đồng; tự do thỏa thuận các nội dung hợp đồng hay tự do quyết định mình sẽ bị ràng buộc bởi những nghĩa vụ như thế nào.
Quy định về Quyền tự do giao kết hợp đồng dân sự
Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”
Tuy nhiên, tuy “tự do” nhưng các bên tham gia giao kết hợp đồng không được thỏa thuận những nội dung mà pháp luật cấm hay trái với đạo đức xã hội. Điều này được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc tự do này như sau: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”.
Mỗi người đều có quyền tự do giao kết hợp đồng, nghĩa là tự do quyết định mình sẽ bị ràng buộc như thế nào, bị ràng buộc với chủ thể nào. Việc tự do giao kết hợp đồng giúp chủ thể thể hiện ý chí của mình dựa trên nội dung hợp đồng. Vì vậy, để một hợp đồng có hiệu lực thì điều kiện tiên quyết đầu tiên là các bên phải tự nguyện tham gia giao kết hợp đồng mà không bị ràng buộc hay cưỡng ép hay đe dọa về mặt ý chí và điều này được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015.
Quyền tự do giao kết hợp đồng được thể hiện khá nhất quán và hoàn chỉnh trong hệ thống pháp luật Việt Nam, ngoài trong Bộ luật Dân sự, nó còn được thể hiện tại Luật thương mại và một số quy định của Luật chuyên ngành khác, ví dụ như một số điều khoản cụ thể như sau:
– Điều 11 Luật Thương mại 2005 quy định về nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại như sau: “1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó; 2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào”.
– Điều 15 Bộ luật Lao động năm 2019 về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động “1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. 2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.”…
Thực tiễn áp dụng
Trong thực tiễn, quyền tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng được thực hiện khá phổ biến, rộng rãi, các bên giao kết hợp đồng hầu hết đều nhận thức đầy đủ và thực hiện tốt về quyền năng này trong phạm vi có thể, thể hiện rõ như:
– Trong lĩnh vực thương mại, bên lợi thế trong hợp đồng sẽ có sự lựa chọn đối tác yếu thế hơn để lấn át ý chí khi giao kết hợp đồng với mục đích tìm kiếm lợi ích cao nhất trong quá trình thực hiện hợp đồng với đối tác đó.
– Người sử dụng lao động thường lựa chọn những ứng viên, người lao động có năng lực và trình độ chuyên môn cao để ký hết hợp đồng lao động và ngược lại người lao động có thể tự do lựa chọn những đơn vị, tổ chức phù hợp với bản thân để xác lập hợp đồng lao động.
Mặc dù đã được quy định khá rõ ràng và cụ thể bởi pháp luật, tuy nhiên, quyền tự do giao kết hợp đồng gần như không được thực hiện trong một số lĩnh vực nhất định. Điển hình nhất là các hợp đồng cung cấp, các dịch vụ công từ các chủ thể là các công ty nhà nước độc quyền phân phối các dịch vụ như điện, nước. Chủ thể giao kết là người dân sử dụng các dịch vụ này thì bắt buộc phải ký kết các hợp đồng mẫu đã được soạn sẵn (không được thay đổi). Như vậy, trong những trường hợp này quyền tự do giao kết hợp đồng không được thể hiện rõ ràng cụ thể là một bên không thể tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng khi thm gia giao kết hợp đồng.
Ngoài ra, quy định pháp luật Việt Nam vẫn còn một số quy định chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật về việc tự do giao kết hợp đồng điển hình như ví dụ trên hay về việc ấn định mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng đã được phân tích tại bài viết “hiệu lực của thỏa thuận về việc ấn định trước mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng” trước đó.
Quyền tự do giao kết hợp đồng càng được thể hiện rõ ràng, cụ thể trong hệ thống pháp luật thì lợi ích của các bên tham gia giao kết hợp đồng càng cao. Vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền tự do giao kết hợp đồng ở Việt Nam là yêu cầu cần thiết để phát triển nền kinh tế – xã hội.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |