Xử lý như thế nào khi đưa ‘nợ ảo’ vào thi hành án dân sự nhằm phân chia tài sản.

(Zluat) – Năm 2019, gia đình tôi có mua đất hàng xóm. Sau khi thanh toán đủ tiền người bán lấy sổ từ ngân hàng ra nhưng không tách sổ cho chúng tôi nên chúng tôi đã khởi kiện. Tại bản án sơ thẩm, chúng tôi được đền bù và giao trả đất lại cho người bán. Tại bản án phúc thẩm, chúng tôi được lưu thông hợp đồng lấy đất. Bản án giám đốc thẩm thì tuyên y án sơ thẩm, hủy phúc thẩm. Tuy nhiên, khi thi hành bản án sơ thẩm, người bán chỉ phải thi hành án thêm đối với 1 người khác là 60.000.000 đồng, nhưng trước 10 ngày phúc thẩm lại thi hành bản án 3 tỉ đồng. Sau khi có bản án phúc thẩm thi hành thêm 2 tỉ đồng, 2 tháng sau lại thêm 2 tỉ đồng. Như vậy, mặc dù đã trả đủ tiền mua đất nhưng khi quay về thi hành án thì chúng tôi phải chia cho những con “nợ ảo” khác. Vậy, theo quy định của pháp luật, có cách nào giải quyết nợ ảo trong trường hợp này không? Bạn đọc L.N. hỏi.

Ảnh minh họa.

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết dưới góc độ pháp lý thì không có “nợ ảo” hay “nợ thật”. Nếu bạn đã có bản án có hiệu lực pháp luật thì bạn phải chấp hành án theo nội dung bản án đã tuyên.

Nếu không đồng ý với nội dung bản án đó thì có quyền khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm nhưng trong quá trình chờ xem xét đơn thì vẫn phải chấp hành.

Trường hợp bạn không tự nguyện chấp hành theo bản án đã có hiệu lực pháp luật thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án.

Vụ án theo bạn mô tả là đã được Tòa án các cấp giải quyết nhiều lần, vụ án đã từng bị hủy bỏ để xét xử lại. Nếu khoản nợ không có thật, không đủ căn cứ chứng minh có nghĩa vụ dân sự thì Tòa án sẽ bác yêu cầu khởi kiện.

Trường hợp Tòa án đã chấp nhận, bản án có hiệu lực pháp luật thì bắt buộc các đương sự phải chấp hành theo quy định của luật thi hành án.

PV

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *