Để sản xuất thức ăn thủy sản cần đáp ứng những điều kiện gì? Luật Thủy sản 2017
Thức ăn thủy sản là gì? Pháp luật quy định như thế nào về sản xuất thức ăn thủy sản? Bài viết sau đây Zluat xin được giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề này.
Khái niệm thức ăn thủy sản?
Căn cứ theo khoản 14 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 quy định về khái niệm thức ăn thủy sản như sau:
Thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thủy sản, bao gồm thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu.
Để sản xuất thức ăn thủy sản cần đáp ứng những điều kiện gì?
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản khi đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản 2017, cụ thể như sau:
Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài;
Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm
Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp;
Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
(Khoản 1 Điều 27 Nghị định 26/2019/NĐ-CP)
Có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất
Cụ thể phải có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.
(Khoản 2 Điều 27 Nghị định 26/2019/NĐ-CP)
Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học
Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm gồm các nội dung:
Nước phục vụ sản xuất; Nguyên liệu, bao bì, thành phẩm; Quá trình sản xuất; tái chế; lưu mẫu; Kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; Kiểm soát động vật gây hại; Vệ sinh nhà xưởng, thu gom và xử lý chất thải.
(Khoản 3 Điều 27 Nghị định 26/2019/NĐ-CP)
Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.
Các yêu cầu đối thức ăn thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường
Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu tại Khoản 1 Điều 31 Luật Thủy sản 2017 như sau:
a) Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định;
b) Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn đã được công bố áp dụng;
c) Thông tin về sản phẩm đã được gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn thủy sản
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản 2017, tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
– Thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng; công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định;
– Thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa; ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất; xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật; bồi thường thiệt hại gây ra cho người mua, người nuôi trồng thủy sản;
– Gửi thông tin sản phẩm đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường;
– Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những quy định của pháp luật về để sản xuất thức ăn thủy sản cần đáp ứng những điều kiện gì Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
- Aluat.vn | Tư vấn thuế trước bạ xe máy tại Huyện Bình Sơn.
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Mường Kim, Than Uyên, Lai Châu. Chia sẻ đơn giản, tòa nhận đơn, viết vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, đơn giản 40,000 đồng.
- Trọn gói ly hôn với người nước ngoài phân chia khoản nợ chung nhanh tại Đôn Nhân, Sông Lô, Vĩnh Phúc
- [Bình Long – BÌNH PHƯỚC] Dịch vụ trọn gói ly hôn CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI phân chia nợ chung trọn gói 2024
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Phước Long Thọ, Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 70,000 đồng.