Có được ủy quyền cho người khác tham gia hòa giải tại Tòa án không?.

Có được ủy quyền cho người khác tham gia hòa giải tại Tòa án không? Hãy cùng Zluat tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Có được ủy quyền cho người khác tham gia hòa giải tại Tòa án không?

Có được ủy quyền cho người khác tham gia hòa giải tại Tòa án không?

Căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định về thành phần phiên hòa giải tại Tòa án như sau:

“Điều 25. Thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án

1. Thành phần phiên hòa giải, đối thoại gồm có:

a) Hòa giải viên;

b) Các bên, người đại diện, người phiên dịch;

c) Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại trong trường hợp cần thiết.

2. Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại; đồng thời phải thông báo bằng văn bản về họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho bên kia và Hòa giải viên biết. Đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải.

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của các bên được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự.

…”

Bên cạnh đó, tại khoản 8 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định về người đại diện trong hòa giải tại Tòa án như sau:

“8. Người đại diện bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự.”

Như vậy, bên tham gia hòa giải được ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải tại Tòa án. Tuy nhiên đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải.

Khi ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải tại Tòa án phải đồng thời thông báo bằng văn bản về họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho bên còn lại và Hòa giải viên biết.

Người được ủy quyền tham gia hòa giải có được đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án không?

Căn cứ tại Điều 36 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định về đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án như sau:

“Điều 36. Đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án

1. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có thể bị xem xét lại theo đề nghị của các bên, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định của Tòa án, kiến nghị của Viện kiểm sát nếu có căn cứ cho rằng nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên vi phạm một trong các điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này.

2. Các bên, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định của Tòa án có quyền đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà họ không thực hiện được quyền đề nghị theo đúng thời hạn thì thời gian đó không tính vào thời hạn đề nghị.

3. Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.”

Như vậy, trong phạm vi đại diện, người được ủy quyền tham gia hòa giải có thể đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án nếu có căn cứ cho rằng nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên vi phạm một trong các điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Có được ủy quyền cho người khác tham gia hòa giải tại Tòa án không? Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *