Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án diễn ra theo trình tự nào?.

Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án diễn ra theo trình tự nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án diễn ra theo trình tự nào?

Khi nào tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án?

Tại Điều 28 Luật Hoà giải đối thoại tại Toà án 2020 quy định khi các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm mở phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại.

Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại có thể được tổ chức ngay sau phiên hòa giải, đối thoại hoặc vào thời gian phù hợp khác.

Hòa giải viên phải thông báo cho những người quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Theo đó, khoản 1 Điều 28 Luật Hoà giải đối thoại tại Toà án 2020 quy định thành phần phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm có:

– Hòa giải viên;

– Các bên, người đại diện, người phiên dịch;

– Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại hoặc Thẩm phán khác do Chánh án Tòa án phân công 

Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án diễn ra theo trình tự nào?

Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án diễn ra theo trình tự như sau:

– Hòa giải viên trình bày tóm tắt diễn biến quá trình hòa giải, đối thoại và nội dung các bên đã thỏa thuận, thống nhất.

– Các bên, người đại diện phát biểu ý kiến về nội dung đã thỏa thuận, thống nhất.

– Trường hợp nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên chưa rõ thì Thẩm phán yêu cầu các bên trình bày bổ sung.

– Hòa giải viên lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại và đọc lại biên bản cho các bên nghe.

– Các bên, người đại diện, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ, Hòa giải viên ký vào biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại.

– Thẩm phán tham gia phiên họp ký xác nhận biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại và phải giữ bí mật thông tin về nội dung hòa giải, đối thoại do các bên cung cấp tại phiên họp theo yêu cầu của họ.

Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm những nội dung gì?

Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại phải có các nội dung sau đây:

– Ngày, tháng, năm, địa điểm tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại;

– Thành phần tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại;

– Diễn biến quá trình hòa giải, đối thoại; kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.

Trường hợp có những nội dung mà các bên không thỏa thuận, thống nhất thì cũng được ghi trong biên bản;

– Trường hợp các bên thuận tình ly hôn thì thỏa thuận của các bên phải có đầy đủ nội dung về việc ly hôn, việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, còn đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;

– Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại của các bên liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người khác nhưng người đó không có mặt tại phiên hòa giải, đối thoại thì phải ghi rõ trong biên bản;

– Ý kiến của các bên về việc yêu cầu hoặc không yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành;

– Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên, người đại diện, người phiên dịch;

– Chữ ký của Hòa giải viên;

– Chữ ký xác nhận của Thẩm phán tham gia phiên họp.

Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại được lưu vào hồ sơ hòa giải, đối thoại và giao cho các bên có mặt. Trường hợp những người quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này vắng mặt thì Hòa giải viên phải gửi biên bản cho họ để họ có ý kiến.

Lưu ý: Hòa giải viên từ chối lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại nếu có đủ căn cứ xác định thỏa thuận, thống nhất đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án diễn ra theo trình tự nào? Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

T2T3T4T5T6T7CN
303112345678910111213141516171819202122232425262728293031123456789
: