Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án được quy định như thế nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được tiến hành bằng phương thức nào?
Điều 22 Luật Hoà giải đối thoại tại Toà án quy định phương thức hòa giải, đối thoại tại Toà án như sau:
– Hòa giải, đối thoại có thể được tiến hành trong một hoặc nhiều phiên.
– Việc hòa giải, đối thoại được tiến hành tại trụ sở Tòa án hoặc có thể ngoài trụ sở Tòa án theo lựa chọn của các bên.
– Phiên hòa giải, đối thoại có thể dược thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác theo đề nghị của các bên.
– Hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải, đối thoại có mặt các bên hoặc gặp riêng từng bên; yêu cầu mỗi bên trình bày ý kiến của mình về các vấn đề của vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; đề xuất phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại.
Trường hợp một trong các bên có người đại diện, người phiên dịch thì Hòa giải viên phải mời họ cùng tham gia hòa giải, đối thoại.
Thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm những ai?
Điều 25 Luật Hoà giải đối thoại tại Toà án quy định thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm có:
– Hòa giải viên;
– Các bên, người đại diện, người phiên dịch;
– Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại trong trường hợp cần thiết.
Lưu ý: Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại; đồng thời phải thông báo bằng văn bản về họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho bên kia và Hòa giải viên biết. Đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải.
Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án được quy định như thế nào?
Bước 1. Hòa giải viên giới thiệu thành phần tham gia phiên hòa giải, đối thoại; trình bày nội dung cần hòa giải, đối thoại; diễn biến quá trình chuẩn bị hòa giải, đối thoại; phổ biến quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành, đối thoại thành.
Bước 2. Người khởi kiện, người yêu cầu hoặc người đại diện của họ trình bày nội dung yêu cầu, khởi kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại và hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
Bước 3. Người bị kiện hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
Bước 4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
Bước 5. Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại phát biểu ý kiến.
Bước 6. Hòa giải viên thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 23 của Luật Hoà giải đối thoại tại Toà án để hỗ trợ các bên trao đổi ý kiến, trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ và đi đến thỏa thuận, thống nhất việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
Bước 7. Hòa giải viên tóm tắt những vấn đề các bên đã thỏa thuận, thống nhất hoặc chưa thỏa thuận, thống nhất.
Hotline: 0906.719.947,
Email: lienhe.luatvn@gmail.com
- Dịch vụ ly hôn Đơn phương Không chia tài sản nhanh tại Phường Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đơn phương chia tài sản chung và nợ chung – tại Đại Điền, Thạnh Phú, Bến Tre
- Thủ tục trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài chia tài sản chung và nợ chung nhanh tại Thạnh Phú, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
- Luật sư ly hôn với người nước ngoài Không tranh chấp tài sản trọn gói tại Thanh Xá, Thanh Hà, Hải Dương
- Trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp khoản nợ nhanh chóng tại Nà Tòng, Tuần Giáo, Điện Biên