Mục tiêu của Luật Đầu tư năm 2020 là tạo ra một môi trường thông thoáng, ổn định trong các hoạt động đầu tư nhằm thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, Luật Đầu tư năm 2020 ra đời với kỳ vọng thúc đẩy và tạo thông thoáng hơn cho hoạt động đầu tư, một trong những biện pháp đó là quy định hành lang pháp lý về chuyển nhượng dự án đầu tư. Vậy nhưng, làm thế nào để chuyển nhượng một dự án đầu tư trên thực tế? Pháp luật quy định ra sao và quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu như thế nào? Với mong muốn làm rõ vấn đề này, Zluat cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyển nhượng dự án đầu tư với các nội dung cơ bản dưới đây
Chuyển nhượng dự án đầu tư là gì?
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Từ đó có thể đưa ra khái niệm chuyển nhượng dự án đầu tư như sau: là việc nhà đầu tư chuyển nhượng lại dự án đầu tư, hoạt động đầu tư kinh doanh của mình trên địa bàn cụ thể nào đó cho một nhà đầu tư khác và phải tuân thủ theo điều kiện mà pháp luật quy định.
Các điều kiện được phép chuyển nhượng dự án đầu tư
Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động
– Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợp:
+ Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
+ Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp.
+ Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
– Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
+ Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động.
+ Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư.
+ Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.
+ Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư.
+ Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự.
+ Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện cụ thể dưới đây
– Điều kiện về việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế:
+ Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
+ Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định.
+ Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
+ Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
+ Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản.
+ Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).
+ Khi chuyển nhượng dự án đầu tư doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.
Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh
a. Hồ sơ cần chuẩn bị:
Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ quy định sau cho Cơ quan đăng ký đầu tư:
– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư.
– Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh.
– Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức.
– Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định dưới đây (nếu có):
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
+ Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
+ Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
+ Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
+ Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
+ Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
b. Các bước nộp hồ sơ:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ theo mẫu.
Bước 2. Nộp hồ sơ lên Cơ quan đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 3. Sở Kế hoạch đầu tư lấy ý kiến về điều chỉnh dự án đầu tư của cơ quan chuyên môn, trong vòng 03 ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Bước 4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.
Bước 5. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Sau khi đáp ứng điều kiện chuyển nhượng, thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư thực hiện như sau:
a. Hồ sơ cần phải nộp
Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư.
– Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh.
– Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức.
– Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định dưới đây (nếu có):
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
+ Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
+ Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
+ Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
+ Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
+ Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
b. Các bước nộp hồ sơ:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ theo mẫu.
Bước 2. Nộp hồ sơ lên Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Bước 3. Bộ Kế hoạch đầu tư lấy ý kiến về điều chỉnh dự án đầu tư của cơ quan chuyên môn, trong vòng 03 ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Bước 4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.
Bước 5. Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ.
Bước 6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
a. Hồ sơ cần chuẩn bị:
Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ quy định dưới đây cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế:
– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư.
– Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh.
– Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức.
– Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định dưới đây (nếu có):
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
+ Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
+ Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
+ Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
+ Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
+ Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
b. Các bước nộp hồ sơ:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ theo mẫu.
Bước 2. Nộp hồ sơ lên Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Bước 3. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế lấy ý kiến về điều chỉnh dự án đầu tư của cơ quan chuyên môn, trong vòng 03 ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Bước 4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.
Bước 5. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư với trường hợp không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
a. Tư vấn về hồ sơ cần phải nộp:
* Đối với việc thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư theo mẫu Mẫu A.I.11.h Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT.
– Tài liệu liên quan đến việc thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư.
* Đối với trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư không thay đổi tên dự án đầu tư, nhà đầu tư.
– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư.
– Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh.
– Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức.
– Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định dưới đây (nếu có):
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
+ Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
+ Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
+ Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
+ Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
+ Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
b. Tư vấn về các bước nộp hồ sơ.
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ theo mẫu.
Bước 2. Nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và đầu tư nơi dự án đầu tư tiến hành.
Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
– Lưu ý: Việc chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhà đầu tư tiếp nhận dự án đầu tư sau khi chuyển nhượng thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Có những hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư nào?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, có hai hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư được quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 31/2021/NĐ-CP:
“Điều 48. Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư của mình cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Đầu tư.”
Như vậy, hai hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định của pháp luật là chuyển nhượng dự án đầu tư một phần hoặc chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư.
Dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng của Zluat
Bạn là nhà đầu tư, muốn chuyển nhượng các dự án đầu tư nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, chưa nắm rõ các quy định pháp luật liên quan, hãy liên hệ với Zluat để được tư vấn và cung cấp dịch vụ.
Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều dự án sẽ giúp bạn đạt được kết quả một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm.