(Zluat) – Trong tình hình cả nước đang gồng mình từng phút từng giây để chống chọi với đại dịch Covid, một số cá nhân, tổ chức đã lợi dụng dịch bệnh để kiếm lời bằng cách sản xuất, buôn bán thuốc điều trị Covid-19 giả? Vậy, buôn bán, sản xuất thuốc điều trị Covid-19 giả bị xử lý thế nào?.
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS.
Về vấn đề này, Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS cho biết, việc sản xuất, kinh doanh các loại hàng giả thông thường cũng đã là hành vi trái pháp luật, vi phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng. Nhưng khi đối tượng hàng hoá bị làm giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh thì nó lại là một vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều vì thuốc sẽ được sử dụng trực tiếp bằng các uống, bôi hoặc đưa vào cơ thể bằng tiêm, truyền. Có những loại thuốc làm giả chỉ không có đúng khả năng phòng bệnh, chữa bệnh của thuốc những cũng có những loại thuốc làm giả còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thậm chí là tính mạng của người sử dụng.
Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 6 Luật Dược năm 2016, hành vi kinh doanh thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả là hành vi bị nghiêm cấm.
Về chế tài xử phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh tuỳ theo mức độ, tính chất mà sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
Với tính chất đơn giản, quy mô nhỏ, chưa gây hậu quả lớn không đến mức phải xử lý hình sự, các đối tượng vi phạm sẽ phải chịu chế tài hành chính quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 98/2020 do Chính Phủ ban hành ngày 26/08/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Mức phạt quy định tại hai Điều này đối với hành vi nêu trên là từ 2.000.000 đồng cho đến 140.000.000 đồng (đối với cá nhân buôn bán hàng giả là thuốc) hoặc từ 10.000.000 đồng cho đến 200.000.000 đồng (đối với cá nhân sản xuất hàng giả là thuốc). Với tổ chức vi phạm quy định tương tự thì mức phạt sẽ gấp hai lần mức tiền theo các quy định trên.
Đối với các hành vi nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Riêng đối với tội danh này cũng quy định phần chế tài riêng cho cá nhân và pháp nhân.
Cá nhân phạm tội tuỳ theo các tình tiết định tội, định khung như: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại; Giá trị của hàng hoá tính theo giá bán; Giá trị hàng hoá tính theo giá trị của hàng thật; tỉ lệ thương tật gây ra cho người khác nếu có; Có gây ra chết người hay không… mà có thể phải đối mặt mức án từ 02 năm tù giam đến 20 năm tù giam, chung thân hoặc tử hình. Pháp nhân phạm tội có thể bị phạt tiền từ 01 tỉ đồng cho đến 20 tỉ đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ vĩnh viễn.
LINH NHI
Đà Nẵng cảnh báo tình trạng giả mạo shipper công nghệ để lừa tiền
- Thủ tục ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) Không tranh chấp tài sản trọn gói tại Nga Văn, Nga Sơn, Thanh Hóa
- Dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tranh chấp tài sản và nợ chung nhanh chóng tại Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai
- Thời gian giải thể doanh nghiệp mất bao lâu?.
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Kinh nghiệm nhanh nhất, online, điền vào, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, không tốn phí 30,000 đồng.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài thoả thuận quyền nuôi con nhanh chóng tại Trà Tân, Bắc Trà My, Quảng Nam