Biên bản thanh lý hợp đồng được quy định như thế nào?.

Biên bản thanh lý hợp đồng được quy định như thế nào?

biên bản thanh lý hợp đồng

Thanh lý hợp đồng dân sự là gì?

Thanh lý hợp đồng là sự ghi nhận thể hiện dưới hình thức là một biên bản ghi nhận việc thực hiện hợp đồng của các bên, sau khi hoàn tất một công việc nào đó đã được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng và các chi phí phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ký tên.

Các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức thường sử dụng thanh lý hợp đồng trong các giao dịch dân sự và thực hiên hợp đồng làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng. Đặc biệt, trong một số trường hợp, khi thực hiện thanh lý hợp đồng, các bên sẽ giảm thiểu được những tranh chấp pháp lý không đáng có.

Biên bản thanh lý hợp đồng được sủ dụng để làm gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi một công việc nào đó và được hai bên tham gia xác nhận lại về khối lượng, chất lượng, cũng như những phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó, sau đó cả hai bên cùng đồng ý ký tên.

Vai trò của biên bản thanh lý hợp đồng

Qua biên bản thanh lý hợp đồng cũng xác định được các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực.

Khi các bên đã ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế cũng xem như được chấm dứt. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Mục đích của việc thanh lý hợp đồng thực chất là giúp cho các bên ký kết hợp đồng xác định các bên đã thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình đến đâu, trách nhiệm vụ nào còn tồn đọng, hậu quả thế nào?

Sau khi xác định xong, phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, riêng đối với những phần quyền, nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực.

Từ đó có thể thấy, thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên còn lại nhằm tránh các tranh chấp có thể xảy ra đối với các phần quyền, nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện về sau (nếu có)

Thanh lý hợp đồng thường đi kèm và gắn liền với hợp đồng kinh tế.

Có bắt buộc lập Biên bản thanh lý hợp đồng?

Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc 02 bên phải lập Biên bản thanh lý hợp đồng. Nội dung biên bản này 02 bên cũng thoải mái thỏa thuận, miễn không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Ngoài ra, nếu các bên không muốn ký Biên bản thanh lý thì có thể chèn thêm nội dung trong hợp đồng chính để hợp đồng tự thanh lý. Ví dụ:

– Khi hai bên hoàn thành xong các nghĩa vụ của mình và không có khúc mắc gì xảy ra thì hợp đồng tự thanh lý;

– Sau 15 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành hết nghĩa vụ với nhau thì hợp đồng này tự đồng thanh lý;…

Nhìn chung, pháp luật không có quy định điều chỉnh vì thế 02 bên có thể “tùy cơ ứng biến” nội dung thanh lý hợp đồng.

Trên đây là những quy định của pháp luật về biên bản thanh lý hợp đồng.  Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: [email protected] để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang