Các khái niệm cơ bản cần biết về chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là gì?
Căn cứ pháp lý: khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019.
“Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.”
Trong đó, tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phủ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh (theo khoản 10 Điều 4 Luật Chứng khoán).
Hiểu một cách đơn giản, chứng khoán phái sinh là một hợp đồng tài chính quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Trong đó, giá giao dịch sẽ được xác định ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên thời điểm thực hiện sẽ ở một ngày cụ thể trong tương lai.
Chứng khoán phái sinh có một số đặc điểm nổi bật như:
– Mỗi chứng khoán phái sinh được thành lập trên tối thiểu một tài sản cơ sở và có giá trị gắn liền với giá trị của phần tài sản đó.
– Chứng khoán phái sinh không xác nhận quyền sở hữu với tài sản cơ sở mà chỉ là sự cam kết về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong tương lai giữa hai bên tham gia vào hợp đồng.
– Chứng khoán phái sinh là công cụ gắn liền cùng đòn bẩy tài chính. Do đó, chứng khoán phái sinh mang tính chất chủ yếu là đầu tư vào sự biến động giá trị của tài sản chứ không phải là sự đầu tư vào một loại tài sản thực tế.
Các loại chứng khoán phái sinh
Căn cứ pháp lý: Luật Chứng khoán 2019.
Theo đó, chứng khoán phái sinh bao gồm các loại sau:
* Hợp đồng quyền chọn
Căn cứ pháp lý: khoản 11 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019.
Theo đó, hợp đồng quyền chọn là loại chứng khoán phái sinh, xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:
– Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai;
– Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
* Hợp đồng tương lai
Căn cứ pháp lý: Khoản 12 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019.
Theo đó, hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh niêm yết, xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:
– Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai;
– Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở vào ngày đã xác định trong tương lai.
* Hợp đồng kỳ hạn
Căn cứ pháp lý: khoản 13 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019.
Theo đó, hợp đồng kỳ hạn là loại chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết giữa các bên về việc mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai.
Tại Việt Nam, từ tháng 8/2017 chứng khoán phái sinh chính thức hoạt động và đưa vào giao dịch với hình thức hợp đồng tương lai. Trong đó, 2 sản phẩm hợp đồng tương lai phổ biến nhất là: Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ.
Dù thời gian hoạt động chưa lâu nhưng chứng khoán phái sinh Việt Nam đã có những bước tăng trưởng đáng kể, được đánh giá là một thị trường tiềm năng và được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
- Dịch vụ ly hôn Đơn phương phân chia nợ chung nhanh chóng tại Tây Ninh, Tiền Hải, Thái Bình
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Phường Cửa Nam, Vinh, Nghệ An. Hồ sơ đang có hiệu lực, mua tại website, điền thông tin, nộp Toà án và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, giá khoảng 90,000 đồng.
- Thủ tục trọn gói ly hôn với người nước ngoài không tranh chấp quyền nuôi con nhanh tại Yên Lương, Thanh Sơn, Phú Thọ
- Dịch vụ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh tại tỉnh Bến Tre 500K.
- [THẠNH PHÚ] – Dịch vụ ly hôn ĐƠN PHƯƠNG tranh chấp tài sản – 2024