Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội thì nhu cầu làm đẹp của con người ngày một tăng cao. Theo đó, mỹ phẩm là một trong những lĩnh vực được đầu tư và được dùng vô cùng phổ biến, trải dài từ các loại mặt hàng và phân khúc khách hàng. Vậy, bán mỹ phẩm nên bắt đầu từ đâu và có phải xin giấy phép kinh doanh? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
MỸ PHẨM LÀ GÌ?
Mỹ phẩm là những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm hoặc thay đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người. Nhiều mỹ phẩm được thiết kế để sử dụng cho mặt và tóc. Chúng thường là hỗn hợp các hợp chất hóa học; một số xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên (như dầu dừa) và một số được tổng hợp.
Theo đó, Kinh doanh mỹ phẩm là sản xuất và buôn bán các mặt hàng về chăm sóc đẹp. Những sản phẩm thuộc lĩnh vực mỹ phẩm rất đa dạng như: đồ trang điểm, sản phẩm chăm sóc da, tóc, cơ thể,… Người kinh doanh mỹ phẩm có thể vừa sản xuất và phân phối bán lẻ các phẩm. Hoặc cũng có những doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và bán lẻ các mặt hàng mỹ phẩm đó.
Các trường hợp được miễn giấy phép kinh doanh
Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh. Như vậy, Giấy phép đăng ký kinh doanh là giấy cho phép các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh, khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp thì các doanh nghiệp sau không phải đăng ký kinh doanh gồm:
-
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,
-
Hộ gia đình làm muối
-
Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến,
-
Kinh doanh lưu động,
-
Kinh doanh thời vụ,
-
Làm dịch vụ có thu nhập thấp
Như vậy, theo quy định trên thì kinh doanh mỹ phẩm không phải ngành nghề được miễn đăng ký kinh doanh. Theo đó, như bao ngành nghề kinh doanh khác, để kinh doanh mỹ phẩm là bạn phải có Giấy phép kinh doanh mỹ phẩm hợp pháp.
Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh
Đối với kinh doanh hộ cá thể
Thành phần hồ sơ:
-
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
-
Giấy tờ pháp lý cá nhân, thành viên hộ gia đình hoặc một nhóm người thành lập hộ kinh doanh;
-
Biên bản họp thành viên hộ gia đình (trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh);
-
Văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh (trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh).
– Thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Hồ sơ được nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (UBND quận/huyện nơi cửa hàng buôn bán) khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận.
– Thời hạn nhận kết quả: Trong thời gian 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và hướng dẫn bổ sung, sửa đổi hồ sơ
Đối với kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp
Trước hết, bạn phải thành lập 01 công ty và nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ bao gồm:
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
-
Điều lệ công ty.
-
Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập.
-
Bản sao chứng thực các giấy tờ sau đây:
-
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
-
Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
-
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Hồ sơ được nộp (trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, qua Cổng thông tin đăng ký quốc gia về thành lập doanh nghiệp) đến cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính).
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp kể từ ngày nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp biết