Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi năm 2020).
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi năm 2020) thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Theo khoản 1 Điều 151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020), thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:
– Không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương;
– Không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng.
Thời gian đăng trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng được quy định như sau:
– Đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương;
– Đăng Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp tỉnh.
Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật
Cụ thể tại Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020), hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:
– Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước.
– Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:
+ Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
+ Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
– Đối với văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.
Thời điểm văn bản quy phạm pháp luật ngưng hiệu lực
Thời điểm văn bản quy phạm pháp luật ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau đây:
– Bị đình chỉ việc thi hành theo quy định tại khoản 3 Điều 164, khoản 2 Điều 165, khoản 2 và khoản 3 Điều 166, khoản 2 và khoản 3 Điều 167 Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020).
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bãi bỏ thì văn bản hết hiệu lực; nếu không ra quyết định bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực;
– Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết định ngưng hiệu lực của văn bản đó trong một thời hạn nhất định để giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội phát sinh.
Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong đó, quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
Theo Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020), thời điểm văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
– Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.
– Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.
– Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật
Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 155 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020), cụ thể như sau:
– Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
– Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ở đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó và phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản đó.
Trường hợp có sự thay đổi về địa giới hành chính thì hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương được xác định như sau:
+ Trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp thì văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND của đơn vị hành chính được chia vẫn có hiệu lực đối với đơn vị hành chính mới cho đến khi HĐND, UBND của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế;
+ Trường hợp nhiều đơn vị hành chính được nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND của đơn vị hành chính được nhập vẫn có hiệu lực đối với đơn vị hành chính đó cho đến khi HĐND, UBND của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế;
+ Trường hợp một phần địa phận và dân cư của đơn vị hành chính được điều chỉnh về một đơn vị hành chính khác thì văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND của đơn vị hành chính được mở rộng có hiệu lực đối với phần địa phận và bộ phận dân cư được điều chỉnh.
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Hotline: 0906.719.947,
Email: lienhe.luatvn@gmail.com
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại An Đạo, Phù Ninh, Phú Thọ. Hồ sơ đang có hiệu lực, mua tại website, điền thông tin, nộp Toà án và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, giá khoảng 90,000 đồng.
- Dịch vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp tài sản chung trọn gói tại Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Nội
- Trọn gói ly hôn Thuận tình thoả thuận quyền nuôi con nhanh tại Phường Hắc Dịch, Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Phượng Cách, Quốc Oai, Hà Nội. Hồ sơ hiện tại, chuyển khoản, điền thông tin, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, chỉ khoảng 90,000 đồng.
- Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài thoả thuận quyền nuôi con nhanh tại Phường Hà Khánh, Hạ Long, Quảng Ninh