Ai là người phát ngôn của Ủy ban thường vụ Quốc hội?.

Điều 73 Hiến pháp năm 2013 quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên. Vậy ai là người phát ngôn của Ủy ban thường vụ Quốc hội? Hãy cùng Zluat tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ai là người phát ngôn của Ủy ban thường vụ Quốc hội?

Nguyên tắc hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội

Điều 2 Quy chế làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 1075/2015/UBTVQH13 quy định nguyên tắc và hiệu quả hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:

– Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

– Hiệu quả hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, hoạt động của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, cùng với sự tham gia của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội; sự phối hợp công tác của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

Ủy ban thường vụ Quốc hội có bao nhiêu hình thức làm việc?

Theo Điều 3 Quy chế làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 1075/2015/UBTVQH13 quy định như sau:

“Điều 3. Hình thức làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội

1. Các hình thức làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm:

a) Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội;

b) Cuộc họp, hội nghị do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức;

c) Cho ý kiến bằng văn bản.

2. Tại phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tổ chức cuộc họp, hội nghị theo đề nghị của thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội phụ trách nội dung. Chủ tịch Quốc hội quyết định việc xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội bằng văn bản.”

Như vậy, các hình thức làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm:

– Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội;

– Cuộc họp, hội nghị do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức;

– Cho ý kiến bằng văn bản.

Tại phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tổ chức cuộc họp, hội nghị theo đề nghị của thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội phụ trách nội dung. Chủ tịch Quốc hội quyết định việc xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội bằng văn bản.

Ai là người phát ngôn của Ủy ban thường vụ Quốc hội?

Theo khoản 3 Điều 4 Quy chế làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 1075/2015/UBTVQH13 quy định như sau:

“Điều 4. Thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội

1. Hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Các cơ quan báo chí được tham dự, đưa tin về các hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại khu vực dành riêng cho báo chí.

3. Tổng thư ký Quốc hội là người phát ngôn của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin về chương trình, nội dung phiên họp công khai và các hoạt động khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

4. Tài liệu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội được đăng trong kỷ yếu của phiên họp do Văn phòng Quốc hội ấn hành.”

Căn cứ quy định trên, Tổng thư ký Quốc hội là người phát ngôn của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin về chương trình, nội dung phiên họp công khai và các hoạt động khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Ai là người phát ngôn của Ủy ban thường vụ Quốc hội? Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *