Quy định về điều kiện mua bán thuốc lá năm 2023.

Quy định về điều kiện mua bán thuốc lá năm 2023

Kinh doanh thuốc lá là ngành nghề chịu sự điều chỉnh của pháp luật vì thuốc lá có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Do đó khi muốn kinh doanh thuốc lá phải đáp ứng được điều kiện kinh doanh thuốc lá, trước hết được thể hiện thông qua giấy phép kinh doanh thuốc lá.

Quy định về điều kiện mua bán thuốc lá nam 2023

Bán lẻ thuốc lá là gì?

Khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về kinh doanh thuốc lá như sau: “Kinh doanh thuốc lá là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.”

Bên cạnh đó, khoản 12 Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP quy định về thương nhân bán lẻ như sau:

“12. “Thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá” là thương nhân mua sản phẩm thuốc lá từ thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.”

Như vậy, bán lẻ thuốc lá là hành vi người bán (gọi là thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá) tiến hành mua thuốc lá từ thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá, sau đó đem về bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Đây là một bước trong chuỗi các hoạt động của kinh doanh thuốc kinh doanh thuốc lá theo quy định của pháp luật.

Điều kiện bán lẻ thuốc lá

Việc bán thuốc lá cần phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 25 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 như sau:

–   Phải có giấy phép bán thuốc lá theo quy định của Chính phủ;

–  Phải treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; không được trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá.

–  Không được bán thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn, địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá, trừ khu vực cách ly của sân bay; không được bán thuốc lá phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn trong phạm vi 100 mét (m) tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.

Theo đó, khoản 3 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1, khoản 4 Điều 2 Nghị định 106/2017/NĐ-CP, khoản 7 Điều 3, khoản 13 Điều 4 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, quy định những trường hợp được cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá, cụ thể như sau:

–   Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;

– Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012;

–  Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

Xử lý hành vi vi phạm khi bán lẻ thuốc lá

Một số mức xử phạt trong trường hợp vi phạm quy định về bán lẻ thuốc lá được nêu tại Điều 26 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:

(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán lẻ thuốc lá.

(2) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá;

– Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;

– Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(3) Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi quy định tại mục 2.

(4) Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và loại bỏ yếu tố vi phạm đối với thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối với hành vi quy định tại điểm c mục 2. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy.

Do đó, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ áp dụng mức xử phạt phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Trên đây là những quy định của pháp luật về bán lẻ thuốc lá.  Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khá

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *