Mã ngành sản xuất giường tủ bàn ghế.

Mã ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế là gì? Hiện nay việc kinh doanh và sản xuất sản phẩm ngành dệt, may có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không? Nếu có thì đăng ký như thế nào? Dưới đây, Zluat sẽ hướng dẫn quý khách hàng một số thông tin về Mã ngành nghề kinh doanh này cũng như chia sẻ cách thành lập công ty chuyên kinh doanh mã ngành dệt, may. 

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Zluat qua số hotline/zalo: 0906.719.947. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mã ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Mã ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế gồm: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; Sản xuất ghế và chỗ ngồi bằng gỗ cho văn phòng, phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng, nơi công cộng và gia dụng; Sản xuất ghế và chỗ ngồi cho thiết bị vận tải bằng gỗ; Sản xuất ghế dài, ghế đẩu cho phòng thí nghiệm, chỗ ngồi khác cho phòng thí nghiệm, đồ đạc cho phòng thí nghiệm (như tủ và bàn);

Lưu ý: Khi đăng ký, kế khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4

Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhhDịch vụ thành lập công ty

Mã ngành sản xuất giường tủ bàn ghế
Mã ngành sản xuất giường tủ bàn ghế

Mã ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

31: SẢN XUẤT GIƯỜNG, TỦ, BÀN, GHẾ

Ngành này gồm:

Sản xuất đồ đạc và các thiết bị có liên quan bằng các loại chất liệu trừ đá, bê tông, gốm. Quá trình này được sử dụng trong sản xuất thiết bị nội thất bằng phương pháp tiêu chuẩn lắp đặt vật liệu và linh kiện, bao gồm cắt, đúc, dát. Thiết kế các chi tiết, về cả thẩm mỹ và chức năng, là một nội dung quan trọng trong quá trình sản xuất.

Một số công đoạn trong sản xuất thiết bị nội thất cũng tương tự như quá trình sản xuất trong các công đoạn sản xuất khác. Ví dụ, quá trình cắt và lắp đặt trong sản xuất gỗ được phân ở ngành 16 (Sản xuất gỗ và các sản phẩm từ gỗ).

Tuy nhiên, nhiều quá trình sản xuất phân biệt sản xuất thiết bị nội thất gỗ với sản xuất các sản phẩm gỗ.

Tương tự, sản xuất thiết bị nội thất kim loại sử dụng kỹ thuật sản xuất sản phẩm hình cuộn được phân vào ngành 25 (Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)).

Quá trình đúc thiết bị nội thất bằng nhựa cũng tương tự như đúc các sản phẩm nhựa khác. Tuy nhiên, sản xuất thiết bị nội thất bằng nhựa có thể là một hoạt động đặc biệt.

310 – 3100: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

31001: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ

Nhóm này gồm: Sản xuất đồ đạc các loại bằng gỗ ở mọi nơi và cho các mục đích khác nhau.

Cụ thể:

– Sản xuất ghế và chỗ ngồi bằng gỗ cho văn phòng, phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng, nơi công cộng và gia dụng;

– Sản xuất ghế và chỗ ngồi bằng gỗ cho nhà hát, rạp chiếu phim;

– Sản xuất ghế và chỗ ngồi cho thiết bị vận tải bằng gỗ;

– Sản xuất ghế xôfa, giường xôfa và bộ xôfa;

– Sản xuất ghế và chỗ ngồi bằng gỗ trong vườn;

– Sản xuất đồ nội thất bằng gỗ đặc biệt cho cửa hàng: quầy thu tiền, giá trưng bày, kệ, ngăn, giá…

– Sản xuất đồ đạc văn phòng bằng gỗ;

– Sản xuất đồ đạc nhà bếp bằng gỗ;

– Sản xuất đồ đạc gỗ cho phòng ngủ, phòng khách, vườn…

– Sản xuất tủ gỗ cho máy khâu, tivi…

– Sản xuất ghế dài, ghế đẩu cho phòng thí nghiệm, chỗ ngồi khác cho phòng thí nghiệm, đồ đạc cho phòng thí nghiệm (như tủ và bàn);

– Sản xuất đồ đạc bằng gỗ cho y tế, phẫu thuật, nha sĩ và thú y;

– Sản xuất đồ đạc bằng gỗ cho nhà thờ, trường học, nhà hàng.

Nhóm này cũng gồm:

– Hoàn thiện việc bọc ghế và chỗ ngồi bằng gỗ bằng vật liệu dùng để bọc đồ đạc;

– Hoàn thiện đồ gỗ nội thất như phun, vẽ, đánh xi và nhồi đệm;

– Sản xuất đồ đỡ đệm bằng gỗ;

– Gia công một số chi tiết cho sản phẩm tủ thờ.

31002: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng kim loại

Nhóm này gồm:

Sản xuất các đồ đạc như trên bằng kim loại ở mọi nơi và cho các mục đích khác nhau.

31009: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng vật liệu khác

Nhóm này gồm:

Sản xuất các đồ đạc như trên bằng các loại chất liệu (trừ gỗ, đá, bê tông và gốm) ở mọi nơi và cho các mục đích khác nhau như:

Loại trừ:

– Sản xuất gối, nệm, chăn, chăn lông vịt được phân vào nhóm 13920 (Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục));

– Sản xuất đệm cao su hơi được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su);

– Sản xuất đồ đạc bằng gốm, bê tông và đá được phân vào nhóm 23930 (Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác), 23950 (Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao), 23960 (Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá);

– Sản xuất thiết bị chiếu sáng hoặc đèn được phân vào nhóm 27400 (Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng);

– Sản xuất ghế ôtô, ghế tàu hoả, ghế máy bay được phân vào nhóm 29300 (Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác), 30200 (Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe), 30300 (Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan);

– Bảng đen được phân vào nhóm 28170 (Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính));

– Lắp đặt, bộ phận lắp đặt và phụ tùng lắp đặt, lắp đặt thiết bị đồ đạc thư viện được phân vào nhóm 43300 (Hoàn thiện công trình xây dựng).

Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2020

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP

– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

Thành lập công ty sản xuất đồ gỗ, tủ, bàn ghế

Hoạt động của nhóm sản xuất đồ gỗ, tủ, bàn ghế

Sản xuất đồ gỗ, tủ, bàn, ghế gồm: Sản xuất dở dang tủ, bàn, ghế bằng gỗ; Sản xuất đồ, tủ, bàn, ghế bằng vật liệu khác … theo đó Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam quy định ngành gồm:

Sản xuất đồ nội thất và thiết bị liên quan bằng vật liệu trừ đá, bê tông và gốm. Quy trình này được sử dụng trong các thiết bị nội thất được sản xuất theo phương pháp tiêu chuẩn lắp ráp vật liệu và thành phần, bao gồm trát, đúc và dát. Thiết kế các chi tiết, cả về mặt thẩm mỹ và chức năng, là một khía cạnh quan trọng của quá trình sản xuất.

Điều kiện kinh doanh sản xuất bàn ghế, tủ, bàn, ghế

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngành sản xuất bàn ghế, tủ, bàn, ghế không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Bạn nên đăng ký thành lập công ty thì chỉ cần chuẩn bị hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật.

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp

– Loại hình kinh doanh:

Doanh nghiệp cần lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với công ty mình. Hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần.

– Tên doanh nghiệp:

Doanh nghiệp cần lưu ý doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Không trùng tên hoặc nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội. hiệp hội – nghề nghiệp để làm việc toàn bộ hoặc một phần nhân danh doanh nghiệp, trừ trường hợp cơ quan, đơn vị, tổ chức đó thuận tiện như vậy.

+ Không sử dụng từ ngữ, biểu tượng trong phạm vi giao tiếp của lịch sử, văn hóa, đạo đức, phong tục tập quán của dân tộc.

(Xem thêm quy định về đặt tên doanh nghiệp tại: Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp, Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

– Địa chỉ trụ sở chính: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo ranh giới của đơn vị hành chính; số điện thoại, fax, email (nếu có).

Lưu ý: Địa chỉ trụ sở chính của công ty không thể là căn hộ hoặc ký túc xá.

– Vốn điều lệ: Đối với Công ty hoạt động trong ngành sản xuất giường, tủ quần áo, bàn ghế thì không phải là doanh nghiệp đòi hỏi vốn pháp định. Do đó, mức vốn tối thiểu và tối đa không được pháp luật quy định.

Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đầy đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp của công ty cổ phần, nếu điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định trong thời hạn ngắn hơn, các quy định đó phải được tuân thủ.

– Ngành nghề kinh doanh:

Doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, có thể chuyên về ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế hoặc kinh doanh thêm những ngành nghề phụ bên cạnh các ngành nghề về ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

Mã ngành sản xuất giường tủ bàn ghế
Mã ngành sản xuất giường tủ bàn ghế

Mã ngành sản xuất giường tủ bàn ghế

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;

b) Điều lệ công ty ( áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)

c) Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);

d) Bản sao các giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

e) Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền

Bước 3: Nộp Hồ sơ:

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:

+ Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

+ Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 4: Nhận kết quả:

– Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.

– Lệ phí: lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/hồ sơ; phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000/lần (Thông tư 47/2019/TT-BTC)

Những câu hỏi thường gặp

Mã ngành sản xuất giường tủ bàn ghế

Các thủ tục nào phải làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là hoàn thành nước đầu tiên trong việc thành lập công ty. Tuy nhiên, để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải thực hiện các công việc ban đầu khi mới thành lập như sau:

– Khắc con dấu cho công ty;

– Treo biển tại trụ sở công ty;

– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp

– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

– Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu;

– Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Các loại thuế, lệ phí phải đóng sau khi thành lập công ty?

– Thuế môn bài: Năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài. Thời hạn nộp lệ phí Môn bài chậm nhất ngày 30/1 hằng năm

– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tùy vào mức thu nhập của doanh nghiệp, công ty sẽ phải đóng số thuế đúng quy định.

– Thuế xuất – nhập khẩu: Nếu công ty hoạt động trên lĩnh vực ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

mà có liên quan đến xuất nhập khẩu thì cần đóng đủ thuế khi tiến hành xuất – nhập khẩu hàng hóa.

– Thuế giá trị gia tăng: Công ty đóng thuế theo tháng hoặc quý.

Trên đây là phần chia sẻ về Mã ngành sản xuất giường tủ bàn ghế và những kinh nghiệm thành lập công ty chuyên ngành sản xuất giường tủ bàn ghế. Nếu còn điều gì vướng mắc cần giải đáp liên quan đến trình tự thành lập doanh nghiệp, vui lòng trao đổi và liên hệ với Zluat chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0906.719.947, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *