Cần yêu cầu gì về bằng cấp để mở trường mầm non?. Nếu bạn muốn kinh doanh mở trường mầm non. Đội ngũ nhân viên của bạn cần có kiến thức chuyên môn và trình độ được đào tạo phù hợp với công việc. Đó là những yêu cầu bắt buộc phải đáp ứng trong điều kiện xin cấp phép thành lập trường. Luatvn.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ qua bài viết này.
Căn cứ pháp lý
Thông tư số 13/2015/TT- BGDĐT ban hành 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo
Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ
Đối với cấp quản lý khi mở trường mầm non cần bằng gì?
Điều 10: Thông tư số 13/2015/TT- BGDĐT. Chủ tịch Hội đồng quản trị
Khi mở trường mầm non chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị. Do Hội đồng quản trị bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín. Được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có phẩm chất, đạo đức tốt. Có bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.
Yêu cầu cần bằng cấp gì khi mở trường mầm non của Hiệu trưởng trường.
Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Khi được bổ nhiệm không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước
Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non. Có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non.
Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng. Có thể có thời gian công tác trong ngành giáo dục mầm non ít hơn theo quy định.
Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý. Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ. Có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học. Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường. Bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường. Trình cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại. Tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển. Khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định.
+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản khi mở trường mầm non.
+ Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em. Các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường. Quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ. Theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Yêu cầu cần bằng cấp gì khi mở trường mầm non của Phó Hiệu trưởng
Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm phó hiệu trưởng nhà trường phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Có bằng trung cấp sư phạm mầm non. Có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng. Có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định.
Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ. Có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.
Phó Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập. Công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục. Theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.
Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng khi mở trường mầm non tư thục:
+Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công.
+ Điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ khi được hiệu trưởng ủy quyền.
+ Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý. Tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần. Được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
+ Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý. Tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần. Được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
+ Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xã hội trong nhà trường hoạt động. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
+ Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
Như vậy: để được công nhận là Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng đều kiện đầu tiên là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, sau đó mới tính đến các điều kiện khác.
Đối với giáo viên, nhân viên khi mở trường mầm non cần bằng cấp gì?
– Đội ngũ giảng dạy, chăm sóc trẻ phải có trình độ chuyên môn trung cấp sư phạm mầm non được đào tạo theo quy định của Bộ giáo dục.
– Đội ngũ y tế, kế toán đều phải có bằng trung cấp.
– Đội ngũ văn thư, cấp dưỡng, bảo vệ phải được bồi dưỡng về vấn đề nghiệp vụ theo đúng quy định.
Như vậy là Luatvn.vn đã chia sẻ cho bạn khi mở trường mầm non cần bằng gì? Luatvn.vn chuyên hoạt động trong lĩnh vực luật pháp. Đã có nhiều kinh nghiệm trong việc giúp các tổ chức cá nhân mở thành công trường mầm non tư thục. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc mở trường mầm non tư thục. Hãy liên hệ để chúng tôi tư vấn hỗ trợ bạn tận tâm nhất.
Hotline/zalo: 0906.719.947 hoặc Email: lienhe.luatvn@gmail.com.
- Luật sư ly hôn Đồng thuận Không tranh chấp tài sản trọn gói tại Kiến Thiết, Yên Sơn, Tuyên Quang
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Thuận tình chia tài sản chung và nợ chung – tại Trung Đồng, Tân Uyên, Lai Châu
- Tư vấn giành quyền nuôi con tại Huyện Hàm Thuận Nam.
- Thủ tục ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) Không có con chung trọn gói tại Tân Bình, Càng Long, Trà Vinh
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Cao Dương, Lương Sơn, Hoà Bình. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 30,000 đồng.