Biện pháp bảo đảm là gì? Đặc điểm của biện pháp bảo đảm? Các giao dịch nào phải đăng ký bảo đảm? Bài viết dưới đây của Zluat sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc về vấn đề này.
Biện pháp bảo đảm là gì?
Biện pháp bảo đảm là loại trách nhiệm đặc biệt trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm mức độ chịu trách nhiệm, mức độ chịu trách nhiệm và cả hình thức, biện pháp áp dụng trách nhiệm. Có thể tự họ áp dụng theo các biện pháp đã thỏa thuận mà không phụ thuộc vào ý chí của người thứ ba. Hơn nữa, người có quyền luôn là người được ưu tiên thanh toán từ số tiền ban đấu giá đối tượng bảo đảm. Đó là quyền đặc biệt của chủ nợ có bảo đảm nhằm bảo vệ hữu hiện nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.
Đặc điểm của biện pháp bảo đảm
- Các biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ được bảo đảm. Điều này có nghĩa mỗi biện pháp bảo đảm đều gắn với một hoặc một số nghĩa vụ được bảo đảm; có thể đó là nghĩa vụ hình thành trong tương lai hoặc nghĩa vụ hiện tại.
- Các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ dân sự. Thông thường, khi đặt ra các biện pháp bảo đảm, các bên hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ .
- Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường là những lợi ích vật chất; mà cụ thể ở đây thường là một tài sản. Các đối tượng này phải có đủ yếu tố mà pháp luật đã yêu cầu đối tượng của nghĩa vụ dân sự nói chung.
- Phạm vi bảo đảm không được vượt quá phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm; dù cho nghĩa vụ đó có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật và nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ kể cả nghĩa vụ trả lại, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
- Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ; điều này có nghĩa không thể áp dụng biện pháp bảo đảm nếu nghĩa vụ được bảo đảm đã được thực hiện một cách đầy đủ.
Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?
Theo quy định tại Nghị định 102/2017/NÐ-CP đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.
Các giao dịch nào phải đăng ký bảo đảm?
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại Nghị định 102/2017/NÐ-CP gồm:
- Thế chấp quyền sử dụng đất
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
Giao dịch bảo đảm là sự thỏa thuận của các bên về việc lựa chọn một trong các biện pháp đã được pháp luật quy định để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Với tính chất tác động dự phòng để ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền sẽ được xử lý để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Biện pháp bảo đảm là gì? Giao dịch nào cần đăng ký bảo đảm? Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Hotline: 0906.719.947,
Email: lienhe.luatvn@gmail.com
- Trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) phân chia khoản nợ chung trọn gói tại Ân Thạnh, Hoài Ân, Bình Định
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đơn phương nhanh chóng tại Mộc Bắc, Duy Tiên, Hà Nam
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đồng thuận không tranh chấp quyền nuôi con nhanh tại Hóa Sơn, Minh Hóa, Quảng Bình
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Bình Hòa Đông, Mộc Hóa, Long An. Chia sẻ giá rẻ, điền tay, viết vào, nộp ngay và có kết quả. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, giá rẻ nhất 40,000 đồng.
- Dịch vụ ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) chia tài sản chung và nợ chung trọn gói tại Tân Tiến, Tràng Định, Lạng Sơn