Thủ tục từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm năm 2023
Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì? Thủ tục từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định như thế nào? Bài viết sau đây Zluat xin được giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề này.
Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi, cập nhật vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác hoặc đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và của người khác đối với bên nhận bảo đảm (sau đây gọi là đăng ký).
Trường hợp từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm
Từ chối đăng ký được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Không thuộc thẩm quyền của cơ quan đăng ký;
b) Hồ sơ đăng ký không hợp lệ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định này;
c) Tài sản không đủ điều kiện dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, luật khác có liên quan. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì cơ quan đăng ký chỉ từ chối đăng ký khi đã nhận được văn bản thụ lý hoặc văn bản chứng minh việc thụ lý giải quyết tranh chấp của Tòa án hoặc của cơ quan khác có thẩm quyền;
d) Thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 25, khoản 1 và khoản 3 Điều 36, Điều 37 Nghị định này;
đ) Thông tin mô tả trên Phiếu yêu cầu đăng ký đối với tài sản quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này không phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận, trừ trường hợp thông tin mô tả trên Phiếu yêu cầu đăng ký phù hợp với thông tin đang được lưu giữ tại cơ quan đăng ký do có việc thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới;
e) Thông tin của bên bảo đảm hoặc của bên nhận bảo đảm trong trường hợp đăng ký thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến hoặc thông tin của người đại diện trong trường hợp đăng ký quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này không phù hợp với thông tin của tài khoản đăng ký trực tuyến được sử dụng;
g) Yêu cầu đăng ký thay đổi hoặc xóa đăng ký đối với thông tin về biện pháp bảo đảm, về thông báo xử lý tài sản bảo đảm không được lưu giữ tại cơ quan đăng ký;
h) Cơ quan đăng ký tự phát hiện tài liệu, chữ ký, con dấu trong hồ sơ đăng ký là giả mạo tài liệu, chữ ký, con dấu của mình hoặc nhận được thông tin kèm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về xác định tài liệu, chữ ký, con dấu trong hồ sơ đăng ký là giả mạo;
i) Trước thời điểm ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu, cơ quan đăng ký nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự, của Chấp hành viên về việc thông báo kê biên tài sản thi hành án là tài sản bảo đảm hoặc về việc yêu cầu tạm dừng, dừng việc đăng ký đối với tài sản mà bên bảo đảm là người phải thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của cơ quan khác có thẩm quyền, của người khác có thẩm quyền về việc yêu cầu không thực hiện đăng ký theo quy định của luật.
Quy định tại điểm này không áp dụng trong trường hợp Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, luật có liên quan quy định khác;
k) Người yêu cầu đăng ký không nộp phí đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật khác có liên quan quy định khác.
Thủ tục từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm
Cơ quan đăng ký chỉ được từ chối đăng ký khi có căn cứ tại mục (1) và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan trong trường hợp từ chối đăng ký không có căn cứ.
Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký thì cơ quan đăng ký thực hiện việc từ chối trong ngày làm việc nhận được hồ sơ hoặc trong ngày làm việc nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền tại các trường hợp 3, 8, 9; nếu thời điểm nhận sau 15 giờ cùng ngày thì có thể thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo.
Việc từ chối phải lập thành văn bản có nêu rõ căn cứ từ chối đăng ký. Trường hợp từ chối đăng ký theo căn cứ tại các trường hợp 2, 4 hoặc 5 thì trong văn bản từ chối phải có hướng dẫn về nội dung cần được hoàn thiện, cần được bổ sung.
Trường hợp đã đăng ký mà cơ quan đăng ký mới nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền tại trường hợp 9 thì cơ quan đăng ký thông báo bằng văn bản về việc đã thực hiện đăng ký cho cơ quan hoặc người có văn bản yêu cầu.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký khiếu nại văn bản, quyết định của cơ quan có thẩm quyền không phải là cơ quan đăng ký hoặc của người có thẩm quyền không phải là người có thẩm quyền của cơ quan đăng ký tại các trường hợp 3, 8, 9 thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng, về thi hành án dân sự, pháp luật khác có liên quan.
(Khoản 2, 3, 4 Điều 15 Nghị định 99/2015/NĐ-CP)
Trên đây là những quy định của pháp luật về Thủ tục từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đơn phương trọn gói tại Phương Tiến, Vị Xuyên, Hà Giang
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đồng thuận nhanh chóng tại An Mỹ, Mỹ Đức, Hà Nội
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Cẩm Chế, Thanh Hà, Hải Dương. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 80,000 đồng.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài phân chia khoản nợ chung trọn gói tại Đông Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội
- Dịch vụ soạn đơn ly hôn tại An Giang.