Các trường hợp nhận lại tài sản bảo đảm năm 2023
Loại tài sản nào được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ? Các trường hợp nhận lại tài sản bảo đảm được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết sau đây Zluat xin được giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề này.
Loại tài sản nào được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Các trường hợp nhận lại tài sản bảo đảm
Bên bảo đảm được nhận lại tài sản bảo đảm trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn thành nghĩa vụ quy định tại Điều 302 của Bộ luật Dân sự;
Điều 302. Bộ luật Dân sự 2015 Quyền nhận lại tài sản bảo đảm
Trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác.
b) Tài sản bảo đảm đã được thay thế, được trao đổi bằng tài sản khác;
c) Nghĩa vụ được bảo đảm đã được thanh toán bằng phương thức bù trừ nghĩa vụ;
d) Trường hợp khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản bảo đảm không bị xử lý.
Trường hợp thuộc khoản 1 Điều này mà pháp luật về đấu giá tài sản, pháp luật khác liên quan có quy định về nghĩa vụ phải thực hiện trước khi được nhận lại tài sản bảo đảm thì bên bảo đảm chỉ được nhận lại tài sản sau khi nghĩa vụ này được hoàn thành.
(Điều 57 Nghị định 21/2021/NĐ-CP)
Mua, nhận chuyển nhượng, nhận chuyển giao khác về quyền sở hữu tài sản bảo đảm
Người mua, người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao khác về quyền sở hữu tài sản bảo đảm (sau đây gọi là người nhận chuyển giao) có quyền sở hữu tài sản, được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Người nhận chuyển giao tài sản bảo đảm là cổ phần, phần vốn góp trong pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội kế thừa quyền, nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với cổ phần, phần vốn góp này trong pháp nhân.
Trường hợp tài sản bảo đảm đã được xử lý và được chuyển giao quyền sở hữu thì cơ quan có thẩm quyền áp dụng một trong các văn bản sau đây để thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người nhận chuyển giao:
a) Hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng chuyển giao khác về quyền sở hữu tài sản bảo đảm giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người có quyền bán tài sản với người nhận chuyển giao;
b) Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;
c) Hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản khác chứng minh việc chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm.
Trường hợp pháp luật quy định việc chuyển giao quyền sở hữu phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, văn bản thoả thuận giữa chủ sở hữu tài sản, người có quyền bán tài sản với người nhận chuyển giao hoặc giữa người phải thi hành án với người nhận chuyển giao về việc xử lý tài sản bảo đảm thì những văn bản quy định tại khoản 2 Điều này được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ đó.
Người mua được tài sản bảo đảm thông qua đấu giá tài sản tại tổ chức có thẩm quyền được bảo vệ quyền lợi theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đấu giá tài sản, luật khác liên quan.
(Điều 58 Nghị định 21/2021/NĐ-CP)
Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm
Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại Điều 223 của Bộ luật Dân sự.
Bên nhận bảo đảm phải cung cấp hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản khác có thỏa thuận về việc mình có quyền được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, Giấy chứng nhận về tài sản bảo đảm (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật liên quan.
(Điều 59 Nghị định 21/2021/NĐ-CP)
Trên đây là những quy định của pháp luật về Các trường hợp nhận lại tài sản bảo đảm năm 2023 Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
- Luật sư ly hôn có yếu tố nước ngoài Không chia tài sản nhanh chóng tại Gia Trung, Gia Viễn, Ninh Bình
- Dịch vụ ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) không tranh chấp quyền nuôi con nhanh chóng tại Hạ Bằng, Thạch Thất, Hà Nội
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đồng thuận dành quyền nuôi con nhanh tại Bắc Lương, Thọ Xuân, Thanh Hóa
- [Diễn Châu – NGHỆ AN] Dịch vụ ly hôn ĐƠN PHƯƠNG tranh chấp nợ chung trọn gói 2024
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đơn phương dành quyền nuôi con trọn gói tại Khuê Ngọc Điền, Krông Bông, Đắk Lắk