Thủ tục đóng tiếp bảo hiểm xã hội và hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?.

ZluatO – Ở công ty cũ tôi đóng bảo hiểm được 15 năm, nay tôi chuyển sang công ty mới có được tính tiếp bảo hiểm của những năm trước hay là tính lại từ đầu? Người lao động được hưởng bao nhiêu lần tr…

ZluatO – Ở công ty cũ tôi đóng bảo hiểm được 15 năm, nay tôi chuyển sang công ty mới có được tính tiếp bảo hiểm của những năm trước hay là tính lại từ đầu? Người lao động được hưởng bao nhiêu lần trợ cấp thất nghiệp trong quá trình đóng bảo hiểm (Bạn đọc N. L., Thái Nguyên).

Luật sư tư vấn:

Thủ tục đóng tiếp nối bảo hiểm xã hội

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tại Điều 3. Giải thích từ ngữ: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Khi nghỉ việc, nếu bạn tiếp tục làm việc tại công ty mới thì bạn nộp sổ bảo hiểm xã hội cho công ty mới để họ tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho bạn.

Cụ thể, Quyết định 595/QĐ-BHXH Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH: Ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong sổ BHXH.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Nội dung ghi trong sổ BHXH phải đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN (kể cả thời gian người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng như nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản; nghỉ việc không hưởng tiền lương; tạm hoãn HĐLĐ).

Căn cứ theo quy định trên nội dung sổ sẽ ghi đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng mức đóng.

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Luật Việc làm tại Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.

Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.

Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

Căn cứ theo quy định trên của Luật Việc làm thì sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo và những trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điều 53 Luật Việc làm. Vì vậy, cách hiểu chỉ được hưởng trợ cấp 1 lần là không đúng quy định pháp luật.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *