Điều kiện và thẩm quyền thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia năm 2023.

Điều kiện và thẩm quyền thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia năm 2023

Điều kiện và thẩm quyền thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia năm 2023

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện để thành lập khu bảo tồn đất ngập nước như sau:

“Điều 12. Điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước

1. Khu bảo tồn đất ngập nước được phân cấp thành cấp quốc gia, cấp tỉnh và phân hạng thành vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan theo quy định của Luật đa dạng sinh học.

2. Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia khi:

a) Là vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;

b) Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp quốc gia theo quy định của Luật đa dạng sinh học.

3. Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh khi:

a) Thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;

b) Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp tỉnh theo quy định của Luật đa dạng sinh học.”

Theo đó thì điều kiện để vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia là:

– Là vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;

– Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp quốc gia theo quy định của Luật đa dạng sinh học.

Về thẩm quyền lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia thực hiện theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 66/2019/NĐ-CP như sau:

– Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;

– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý và gửi hồ sơ về Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định.

Hồ sơ thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia bao gồm những gì?

Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định hồ sơ thẩm định dự án thành lập khu bảo tồm đất ngập nước quốc gia gồm có:

– Văn bản đề nghị thành lập và dự thảo quyết định thành lập khu bảo tồn;

– Dự án thành lập khu bảo tồn bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 66/2019/NĐ-CP;

– Ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp với vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn;

– Văn bản đồng ý của các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia gồm có các nội dung gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 66/2019/NĐ-CP thì dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia gồm có các nội dung như sau:

– Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học; việc đáp ứng các tiêu chí để xác lập khu bảo tồn đất ngập nước;

– Hiện trạng các hệ sinh thái tự nhiên, nhân tạo, đặc thù; các loài nguy cấp, quý, hiếm; các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; các loài hoang dã khác; cảnh quan môi trường, giá trị văn hóa, lịch sử, nét đẹp độc đáo của tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;

– Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất ngập nước; hiện trạng kinh tế và xã hội khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn, các mối đe dọa đến vùng đất ngập nước và phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất;

– Trích lục bản đồ, vị trí địa lý, diện tích vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn;

– Vị trí địa lý, diện tích của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ – hành chính; ranh giới từng phân khu; phương án ổn định cuộc sống hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân ra khỏi nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;

– Kế hoạch quản lý khu bảo tồn;

– Tổ chức quản lý khu bảo tồn;

– Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới vùng đệm của nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;

– Tổ chức thực hiện dự án thành lập khu bảo tồn.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Điều kiện và thẩm quyền thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia năm 2023 Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 0906.719.947,

Email: lienhe.luatvn@gmail.com

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *