Xử phạt vi phạm quy định về nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật năm 2023.

Xử phạt vi phạm quy định về nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
Để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển đầy đủ cũng như tránh ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe con người, nhà nước quy định các hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về hành vi vi phạm quy định nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật bị xử phạt.

Xử phạt vi phạm quy định về nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật

Mức xử phạt

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/05/2016 vi phạm quy định về nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Điều 28. Vi phạm quy định về nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nhập khẩu thuốc thành phẩm trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam không đúng nhà sản xuất trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam;

b) Nhập khẩu thuốc thành phẩm trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam có thời hạn sử dụng dưới 2/3 hạn sử dụng được ghi trên nhãn thuốc kể từ khi thuốc đến Việt Nam.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam làm chất chuẩn dùng trong hoạt động thử nghiệm mà không có Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm, thuốc kỹ thuật không đảm bảo chất lượng, không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nhập khẩu thuốc thành phẩm hoặc thuốc kỹ thuật không có trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam mà không có Giấy phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm hoặc thuốc kỹ thuật hết hạn sử dụng, thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh;

c) Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có Giấy phép nhưng không đúng loại thuốc thành phẩm, thuốc kỹ thuật ghi trong giấy phép;

d) Đưa vào sản xuất, lưu thông hoặc không bảo quản nguyên trạng thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm, thuốc kỹ thuật nhập khẩu khi chưa có thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu không có Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các loại thuốc chứa hoạt chất methyl bromide hoặc thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS).

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.”

Xử phạt vi phạm quy định về nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật

Khái niệm

Thực vật

Thực vật là những sinh vật có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng từ các hợp chất vô cơ đơn giản và biến đổi chúng thành các hợp chất phức tạp thông qua quá trình quang hợp diễn ra trong lục lạp của thực vật. Vì vậy, thực vật chủ yếu là tự dưỡng. Quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi các sắc tố màu lục

– Chất diệp lục có trong tất cả các loại thực vật (không có ở động vật) và nấm là một ngoại lệ, mặc dù chất diệp lục không có. Nó lấy chất dinh dưỡng từ vật liệu hữu cơ từ các sinh vật khác hoặc từ mô chết. Thực vật cũng được đặc trưng bởi một thành tế bào xenluloza (không tìm thấy ở động vật). Thực vật không thể di chuyển tự do, ngoại trừ một số thực vật cực nhỏ có thể di chuyển.

Thực vật khác với động vật ở chỗ chúng phản ứng rất chậm với các kích thích, một phản ứng thường xảy ra hàng ngày và chỉ với một nguồn kích thích kéo dài.Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, Thực vật theo Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 là cây và các sản phẩm của cây.

Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

Căn cứ vào Khoản 2,3 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013.

Bảo vệ thực vật là hoạt động phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.

Kiểm dịch thực vật là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.

Người trực tiếp quản lý, điều hành của tổ chức hành nghề là người được bầu ra, được cử để trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức hành nghề bởi các thành viên của tổ chức hành nghề, theo quy trình được quy định trong điều lệ của tổ chức hành nghề.

Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật

Căn cứ vào Khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật là  chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.

Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 như sau:

– Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu thuốc đó mà không cần giấy phép nhập khẩu trừ trường hợp dưới đây.

-Tổ chức, cá nhân phải có giấy phép khi nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật sau đây:

+ Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.

+ Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.

+ Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS).

+ Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.

+ Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc khi nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu khi đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật.

– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.

+ Bảo sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này;

+ Các giấy tờ chứng minh, đáp ứng các điều kiện đã nêu trên.

– Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:

+ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được phép xuất khẩu thuốc thành phẩm và thuốc kỹ thuật theo quy định của pháp luật về thương mại của Việt Nam và nước nhập khẩu.

Bên cạnh đó, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật còn được hướng dẫn cụ thể bởi Chương V Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 28 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/05/2016 thì hành vi vi phạm về nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

+ Buộc tái xuất thuốc bảo vệ thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 3 nêu trên phần mức xử phạt.

Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà thuốc bảo vệ thực vật vẫn chưa được tái xuất thì người có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 33 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

+ Buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy thuốc thành phẩm và thuốc kỹ thuật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2; Điểm a, b, c Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 nêu trên phần mức xử phạt

Xử phạt vi phạm quy định về nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ vào Điều 3, 4,  Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 05/07/2016, áp dụng nguyên tắc sau đây khi xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Thứ nhất, về hình thức xử phạt

– Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

– Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn gồm: Giấy chứng chỉ hành nghề đại diện quyền đối với giống cây trồng; Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng; Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; Quyết định chỉ định khảo nghiệm giống cây trồng; Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; Giấy chứng nhận đủ Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn.

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Thứ hai, mức phạt tiền quy định

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Thứ ba, về trách nhiệm thi hành, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn chi Tiết, tổ chức thi hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành những gì được hướng dẫn.

Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Do hành vi có mức phạt trên 500.000 đồng  sẽ áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 57, 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 năm 2012, sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020. Theo đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự:

Bước 1:  Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.

Bước 3: Giao biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 31, 33, 34, 35, 36, 37, 38 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/05/2012 thì hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực này áp dụng theo Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, đ, e, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật

– Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có thẩm quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a,c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành: Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận đủ Điều kiện, chứng chỉ hành nghề bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm g, h, i, k, l, m Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 35.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 35.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điểm g, h, i, k, l, m Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

– Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận đủ Điều kiện, chứng chỉ hành nghề bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm g, h, i, k, l, m Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

– Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

– Trưởng Công an cấp xã, trưởng đồn Công an, Trạm trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.500.000.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự,

Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng an ninh kinh tế, Trưởng phòng an ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng an ninh thông tin có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt của Hải quan

– Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

– Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 25.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường

– Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.Phạt tiền đến 500.000 đồng.

– Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 25.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, đ, e, g, h, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 50.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng

– Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

– Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

– Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt 10.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển

– Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

– Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

– Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 10.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 15.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 15.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 25.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Xử phạt vi phạm quy định về nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *