Cơ sở nào bắt buộc phải thành lập đội PCCC chuyên ngành?.

Đội PCCC chuyên ngành là gì? Cơ sở nào bắt buộc phải thành lập đội PCCC chuyên ngành? Hãy cùng Zluat tìm hiểu qua bào viết dưới đây.

Cơ sở nào bắt buộc phải thành lập đội PCCC chuyên ngành?

Đội PCCC chuyên ngành là gì?

Theo quy định tại Điều 44 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi bởi Khoản 25 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 thì lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành là lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.

Cơ sở nào bắt buộc phải thành lập đội PCCC chuyên ngành?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy, các cơ sở sau đây phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành:

– Cơ sở hạt nhân;

– Cảng hàng không, cảng biển;

– Cơ sở khai thác và chế biến dầu mỏ, khí đốt;

– Cơ sở khai thác than;

– Cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ;

– Các cơ sở khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trên có trách nhiệm thành lập và duy trì đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.

Bố trí lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành

– Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo;

– Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng;

– Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó;

– Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó;

– Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng;

– Cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành phải bảo đảm duy trì số người thường trực đáp ứng theo cơ số của phương tiện chữa cháy cơ giới;

– Đối với trạm biến áp được vận hành tự động, có hệ thống phòng cháy và chữa cháy tự động được liên kết, hiển thị, cảnh báo cháy về cơ quan chủ quản và có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thì không phải thành lập và duy trì lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Cơ quan, tổ chức trực tiếp vận hành, quản lý trạm biến áp phải chịu trách nhiệm duy trì và bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với trạm biến áp do mình quản lý.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Cơ sở nào bắt buộc phải thành lập đội PCCC chuyên ngành? Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang