Luật sư tư vấn tranh chấp di sản thừa kế là đất và nhà tại huyện Nhà Bè
Luật sư tư vấn tranh chấp di sản thừa kế là đất và nhà tại huyện Nhà Bè
Thừa kế là một chế định dân sự quan trọng được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015. Tranh chấp về thừa kế xảy ra nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khách hàng gặp khó khăn khi xác định các loại tranh chấp thừa kế và hướng giải quyết tranh chấp cụ thể. Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, Luật sư Trịnh Văn Long xin đưa ra bài viết các loại tranh chấp thừa kế sau đây.
Di chúc Thừa kế
Căn cứ pháp lý, Bộ luật Dân sự năm 2015;
Tranh chấp thừa kế là gì?
Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản. Thừa kế được chia thành 02 hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Tranh chấp thừa kế là mâu thuẫn giữa những người thừa kế về việc chia, quản lý di sản của người để lại thừa, là tranh chấp thừa kế là việc mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thừa kế.
Đặc điểm của tranh chấp thừa kế
Từ định nghĩa trên, có thể xác định các đặc điểm của tranh chấp thừa kế, theo đó:
Về đặc điểm liên quan đến huyết thống
Những người tranh chấp thừa kế thường có quan hệ huyết thống với nhau vì những hàng thừa kế đều dựa vào huyết thống với người để lại di sản theo Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Đặc điểm liên quan đến hôn nhân
Các di sản của người để lại thừa kế thường là tài sản chung của vợ chồng. Do đó đặc điểm của tranh chấp thừa kế có mối quan hệ mật thiết với vợ hoặc chồng của người để lại di sản. Ngoài ra, vợ hoặc chồng cũng được hưởng ⅔ suất của một người thừa kế theo pháp luật ngay cả trong trường hợp di chúc không có tên của vợ hoặc chồng đối với di sản của người để lại thừa kế (Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015). Điều này cũng thúc đầy các tranh chấp nhằm giành quyền thừa kế hợp pháp cho vợ hoặc chồng người để lại di sản.
Đặc điểm liên quan đến nuôi dưỡng
Trường hợp con nuôi hoặc cha mẹ nuôi cũng được đưa vào hàng thừa kế thứ nhất theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 chứng minh yếu tố nuôi dưỡng cũng là một đặc điểm của tranh chấp thừa kế bên cạnh yếu tố huyết thống và hôn nhân. Việc nhận con nuôi, cha mẹ nuôi phải được pháp luật thừa nhận bằng thủ tục đăng ký, trường hợp có quan hệ nuôi dưỡng thực tế nhưng chưa được pháp luật thừa nhận thì không có cơ sở để pháp luật bảo vệ quyền thừa kế.
Các loại tranh chấp thừa kế ở Việt Nam
Tranh chấp di sản thừa kế
Tranh chấp về thừa kế là nội dung tranh chấp tương đối phổ biến trong tranh chấp dân sự, đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế, vì nó có liên quan trực tiếp đến lợi ích giữa những người có quyền thừa kế.
Việc giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là một việc tương đối phức tạp và nhạy cảm do các bên tranh chấp thường có mối quan hệ huyết thống, thân thuộc. Tranh chấp về di sản thừa kế bao gồm các đặc điểm sau:
Chủ thể tham gia tranh chấp về di sản thừa kế là người thừa kế hoặc các chủ thể khác;
Đối tượng của tranh chấp về di sản thừa kế là phần di sản mà người đã chết để lại;
Tính chất của tranh chấp về di sản thừa kế là tính chất của sự xung đột, mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa những người được thừa kế di sản từ người chết để lại;
Nguyên nhân của tranh chấp về di sản thừa kế là việc phân chia di sản thừa kế không thống nhất.
Tranh chấp xác nhận, bác bỏ quyền thừa kế
Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế là loại tranh chấp phát sinh từ yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của một hoặc một số người trong quan hệ thừa kế, ví dụ như tranh chấp giữa những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc và những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, tranh chấp giữa những người được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế là loại tranh chấp phát sinh từ việc những người được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại nhưng lại bị nhưng lại bị người khác yêu cầu Toà án xác định là người được thừa kế di sản đó không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người đã chết để lại
Điều 615 của Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:
Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Do phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản này nên tranh chấp về việc buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thường xuyên xảy ra trong cuộc sống.
Quý khách có nhu cầu tư vấn về pháp luật thừa kế, tranh chấp thừa kế, làm di chúc, khai nhận di sản theo pháp luật hoặc di chúc tại thành phố Thủ Đức, Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Bình Tân, Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Huyện Bình Chánh, Huyện Cần Giờ, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Nhà Bè hãy nhấc máy gọi ngay cho luật sư chúng tôi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.
Điện thoại: Luật sư Trịnh Văn Long: 0906.719.947
Email: lienhe.luatvn@gmail.com
Website: aluat.vn