Tổng hợp các mức phạt vi phạm về BHXH 2021.

Mức phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm – BHXH

Căn cứ pháp lý: Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Theo đó, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm (bảo hiểm xã hội – BHXH, bảo hiểm thất nghiệp – BHTN) được quy định như sau:

* Đối với người lao động:

Stt

Hành vi

Mức phạt

Căn cứ

1

Thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

500.000 – 01 triệu đồng

Khoản 1 Điều 38

2

– Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;

– Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm khi: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

01 – 02 triệu đồng

Khoản 1 Điều 39

* Đối với người sử dụng lao động:

Stt

Hành vi

Mức phạt

Căn cứ

1

– Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của người lao động do cơ quan BHXH cung cấp theo quy định;

– Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng BHTN cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN;

– Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, BHTN của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

500.000 – 01 triệu đồng

Khoản 2 Điều 38

2

Không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH băt buộc, BHTN theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH.

05 – 10 triệu đồng

Khoản 3 Điều 38

3

– Chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN;

– Đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

– Đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà không phải là trốn đóng.

12% – 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm nhưng không quá 75 triệu đồng

Khoản 4 Điều 38

4

Không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

18% – 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm nhưng không quá 75 triệu đồng

Khoản 5 Điều 38

5

Trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

50 – 75 triệu đồng

Khoản 6 Điều 38

6

Làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, BHTN để trục lợi chế độ BHXH, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH, BHTN làm giả, làm sai lệch nội dung.

5 – 10 triệu đồng

Khoản 2 Điều 39

7

Không trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan BHXH chuyển đến.

01 – 02 triệu đồng/người lao động bị vi phạm  nhưng không quá 75 triệu đồng

Khoản 1 Điều 40

8

Chiếm dụng tiền hưởng BHXH bắt buộc của người lao động.

18% – 20% tổng số tiền hưởng BHXH bắt buộc của người lao động đã bị chiếm dụng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng

Khoản 2 Điều 40

9

Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị

02 – 04 triệu đồng

Khoản 3 Điều 40

10

– Không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, BHTN cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;

– Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị đúng thời hạn tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 Luật BHXH;

– Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật BHXH đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa;

– Không trả sổ BHXH cho người lao động theo quy định

02 – 04 triệu đồng/người lao động bị vi phạm nhưng không quá 75 triệu đồng

Khoản 4 Điều 40

11

Khi được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động mà tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

10 – 20 triệu đồng

Khoản 6 Điều 40

Vi phạm về BHXH có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Theo đó, cá nhân, doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật về BHXH, BHTN có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:

Stt

Mức phạt

Hành vi

Căn cứ

Tội gian lận BHXH, BHTN (chỉ áp dụng cho cá nhân vi phạm)

Điều 214

1

Phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm Thực hiện các hành vi dưới đây để chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 10 – dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 – dưới 200 triệu đồng:

– Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, BHTN lừa dối cơ quan BHXH;

– Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH.

Khoản 1

2

Phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm Gian lận BHXH, BHTN:

– Có tổ chức;

– Có tính chất chuyên nghiệp;

– Chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 100 – dưới 500 triệu đồng;

– Gây thiệt hại từ 200 – dưới 500 triệu đồng;

– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

– Tái phạm nguy hiểm.

Khoản 2

3

Phạt tù từ 05 – 10 năm

– Chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 500 triệu đồng trở lên;

– Gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên.

Khoản 3

4

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khoản 4

Tội trốn đóng BHXH, BHTN (cá nhân/pháp nhân đều có thể bị xử lý)

Điều 216

1

– Cá nhân: Phạt từ 50 – 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 01 năm;

– Doanh nghiệp: phạt từ 200 – 500 triệu đồng.

Gian dối hoặc thủ đoạn khác để không đóng, đóng không đầy đủ từ 06 tháng trở lên đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm:

– Trốn đóng từ 50 – dưới 300 triệu đồng;

– Trốn đóng cho từ 10 – dưới 50 người lao động.

Khoản 1

2

– Cá nhân: Phạt từ 200 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;

– Doanh nghiệp: Phạt từ 500 – 01 tỷ đồng.

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Trốn đóng từ 300 triệu đồng – dưới 01 tỷ đồng;

– Trốn đóng cho từ 50 – dưới 200 người lao động;

– Không đóng số tiền đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.

Khoản 2

3

– Cá nhân: Phạt từ 500 – 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm;

– Doanh nghiệp: Phạt từ 01 – 03 tỷ đồng.

– Trốn đóng 01 tỷ đồng trở lên;

– Trốn đóng cho 200 người lao động trở lên;

– Không đóng số tiền đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.

Khoản 3

4

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Khoản 4

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *