Giả mạo chữ ký trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bị xử lý như thế nào?.

(Zluat) – Trước khi mất, bố tôi đã sang tên cho tôi một thửa đất. Sau đó, anh trai tôi lại xuất trình giấy tờ tặng cho một phần đất trong diện tích đất mà bố đã sang tên cho tôi và yêu cầu tôi phải giao lại phần đất đó. Giấy tờ này được lập tại thời điểm sau khi bố tôi mất nhưng lại có chữ ký của bố tôi. Vậy, tôi muốn hỏi trường hợp anh trai tôi giả chữ ký của bố tôi thì sẽ bị xử lý như thế nào? Bạn đọc A.T (có hỏi).

Ảnh minh họa. 

Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, nếu có đủ căn cứ chứng minh việc tặng cho quyền sử dụng đất không xuất phát từ ý chí của người mất, một cá nhân khác đã giả mạo chữ ký trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thì hợp đồng này sẽ bị vô hiệu.

Cụ thể, căn cứ theo Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu nếu vi phạm vào một trong các điều kiện sau:

(i) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

(ii) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

(iii) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Về chế tài xử phạt, hành vi giả mạo chữ ký có thể đã có dấu hiệu cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, nếu có căn cứ cho rằng cá nhân đã làm giả giấy tờ chuyển nhượng nhằm chiếm một phần diện tích đất, người bị thiệt hại hoàn toàn có thể thực hiện quyền tố cáo, tố giác tội phạm đối với hành vi nêu trên để được xem xét giải quyết. Với giá trị tài sản lừa đảo lớn thì mức hình phạt tối đa lên tới tù chung thân.

Trong trường hợp không tố cáo ra cơ quan Công an, có thể đề nghị giám định chữ ký và lấy kết quả giám định đó làm căn cứ để thoả thuận, giải quyết vụ việc.

NGỌC ANH

Cán bộ, công chức không phải bồi dưỡng tập sự từ 10/12/2021

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *