Quy định vi phạm về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện
Dịch vụ bưu chính là một hệ thống vận chuyển thư từ, tài liệu và bưu kiện nhỏ, và nền tảng của nó là bưu điện. Hiện nay, các mặt hàng gửi qua đường bưu điện không chỉ được gửi trong nước mà còn được gửi ra nước ngoài. Để quản lý tốt lĩnh vực bưu chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu thêm về các hình phạt
Mức xử phạt
Theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 Vi phạm các quy định về giấy phép tần số vô tuyến điện có thể bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
“Điều 58. Vi phạm quy định về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
A) Đặt ăng-ten của thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng vị trí hoặc đặt thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng địa điểm quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
B) Sử dụng tần số vô tuyến điện không đúng quy định trong giấy phép về: Tên tổ chức hoặc cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, hô hiệu hoặc nhận dạng, giờ hoạt động, ăng-ten phát, mục đích sử dụng, đối tượng liên lạc, loại mạng.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
A) Sử dụng đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá hoặc Đài truyền thanh không dây nhưng không có giấy phép;
B) Sử dụng đài vô tuyến điện di động thuộc mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ nhưng không có giấy phép;
C) Sử dụng không đúng tần số được quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá và đài vô tuyến điện di động thuộc mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ;
D) Đặt ăng-ten của thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng vị trí hoặc đặt thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng địa điểm quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Đ) Sử dụng không đúng loại nghiệp vụ hoặc phương thức phát quy định trong Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện;
E) Sử dụng tần số vô tuyến điện nhưng không đúng tên của tổ chức hoặc cá nhân được quy định trong Giấy phép sử dụng băng tần, Giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh.
Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện không có giấy phép hoặc trường hợp có quyết định thu hồi, yêu cầu tạm dừng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định như sau:
A) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng nhỏ hơn hoặc bằng 15W;
B) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 15W và nhỏ hơn hoặc bằng 100W;
C) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 100W và nhỏ hơn hoặc bằng 500W;
D) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 500W và nhỏ hơn hoặc bằng 1kw;
Đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 1kw và nhỏ hơn hoặc bằng 5kw;
E) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 5kw và nhỏ hơn hoặc bằng 10kw;
G) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 10kw và nhỏ hơn hoặc bằng 20kw.
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện không đúng tần số hoặc phát vượt quá công suất quy định trong giấy phép quy định như sau:
A) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng nhỏ hơn hoặc bằng 15W;
B) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 15W và nhỏ hơn hoặc bằng 100W;
C) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 100W và nhỏ hơn hoặc bằng 500W;
D) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 500W và nhỏ hơn hoặc bằng 1kw;
Đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 1kw và nhỏ hơn hoặc bằng 5kw;
E) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 5kw và nhỏ hơn hoặc bằng 10kw;
G) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 10kw và nhỏ hơn hoặc bằng 20kw;
H) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 20kw.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đài vệ tinh trái đất không đúng quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
A) Sử dụng băng tần và vị trí quỹ đạo vệ tinh không đúng quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh;
B) Không tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế về khai thác thiết bị vô tuyến điện trên tàu bay, tàu biển của Việt Nam hoặc của nước ngoài khi vào lãnh thổ Việt Nam;
C) Sử dụng tần số nằm ngoài giới hạn băng tần được cấp theo giấy phép;
D) Có mức phát xạ cực đại ngoài băng tần vượt quá mức cho phép trong Giấy phép sử dụng băng tần;
Đ) Có mức phát xạ cực đại ngoài phạm vi phủ sóng vượt quá mức cho phép trong Giấy phép sử dụng băng tần;
E) Sử dụng không đúng mục đích tần số vô tuyến điện dành riêng cho cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh;
G) Sử dụng đài vệ tinh trái đất không có Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng băng tần hoặc sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh nhưng không có giấy phép.
Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện có công suất lớn hơn 20kw nhưng không có giấy phép.
Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng băng tần nhưng không có giấy phép.
Hình thức xử phạt bổ sung:
A) Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều này;
B) Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c, d, đ và e khoản 6 Điều này;
C) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 2, khoản 3, điểm g khoản 6, các khoản 7, 8 và 9 Điều này.”
Khái niệm
Tần số vô tuyến điện
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009, tần số vô tuyến điện là tần số của sóng vô tuyến điện. Trong đó sóng vô tuyến điện là sóng điện từ có tần số thấp hơn 3000 gigahéc (GHz) truyền lan tự do trong không gian, không có dẫn sóng nhân tạo.
Những hành vi bị cấm khi sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện
Có 02 hành vi bị cấm theo Điều 9 Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 là:
+ Sử dụng tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh vào mục đích khác.
+ Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện nhằm chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; làm phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện
Đây là một trong 3 loại giấy phép thuộc giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện. Theo Khoản 2 Điều 16 Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009, Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có thời hạn tối đa là 10 năm, được cấp cho tổ chức, cá nhân để sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện kèm theo các điều kiện cụ thể.
Điều kiện để được cấp phép được quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009:
“2. Điều kiện để được cấp giấy phép bao gồm:
a) Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện vào mục đích và nghiệp vụ vô tuyến điện mà pháp luật không cấm;
b) Có giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông đối với tổ chức xin cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để thiết lập mạng viễn thông, mạng truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình;
c) Có giấy phép hoạt động báo chí hoặc được quyền phát lại chương trình phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật;
d) Có phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi, phù hợp quy hoạch tần số vô tuyến điện;
đ) Có thiết bị vô tuyến điện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về phát xạ vô tuyến điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ;
e) Cam kết thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; kiểm tra, giải quyết nhiễu có hại và an toàn bức xạ vô tuyến điện;
g) Có Chứng chỉ vô tuyến điện viên đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật này.”
Trường hợp khẩn cấp được sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện
Có 02 trường hợp được sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện khẩn cấp theo Điều 33 Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 là:
+ Tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện gửi thông tin, tín hiệu cấp cứu được phát sóng để thu hút sự chú ý ở cả tần số vô tuyến điện không dành riêng cho gọi cứu nạn.
+ Trong trường hợp khẩn cấp gây nguy hiểm đến tính mạng con người và tài sản tổ chức, cá nhân có thể sử dụng tạm thời tần số và thiết bị vô tuyến điện chưa được cấp giấy phép để phục vụ cho việc gọi cấp cứu và phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện.
Lưu ý : Tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện nhận được thông tin, tín hiệu cấp cứu phải lắng nghe trên tần số vô tuyến điện phát gọi cấp cứu, trả lời và thực hiện ngay mọi hỗ trợ cần thiết, đồng thời thông báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn.
Thiết bị vô tuyến điện
Thiết bị vô tuyến điện là thiết bị thu, phát hoặc thu – phát các ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng sóng vô tuyến điện. (Khoản 10 Điều 3 Luật Tần số vô tuyến điện)
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ vào Điều 2,3,4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020, áp dụng nguyên tắc sau đây khi xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện.
– về hình thức xử phạt
Có 02 hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.
+ Trục xuất.
– về mức phạt tiền
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện là 100.000.000 đồng.
Nếu cá nhân có hành vi vi phạm như tổ chức thì chịu mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt đối với hành vi vi phạm của tổ chức.
- VềBộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành những gì được hướng dẫn.
Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Do mức phạt trên 500.000 đồng sẽ áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 57, 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 năm 2012, sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020. Theo đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự:
– Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
– Ký biên bản vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.
– Giao biên bản vi phạm hành chính
Một bản biên bản hành chính được giao cho cá nhân, tổ chức phạm tội. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì phải bàn giao biên bản và tài liệu khác cho cơ quan xử phạt trong thời hạn 24 giờ, kể từ ngày lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính đã được lưu giữ được làm cho máy bay, tàu, xe lửa, vv
Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác nội dung thì được xem xét các tình tiết của vụ vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc rà soát chi tiết vụ việc vi phạm hành chính được ghi vào nhật ký rà soát.
Biên bản vi phạm hành chính là văn bản kèm theo biên bản xử phạt vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt. Báo cáo vi phạm hành chính có thể được lập và chuyển qua mạng điện tử theo thẩm quyền của cơ quan xử phạt nếu cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng, công nghệ, thông tin.
Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực viễn thông
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 114, 115, 116, 117, 118, 119 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020.
Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt nêu trên.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 40.000.000 đồng.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 200.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra
– Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền trên.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
– Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Viễn thông, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 140.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 200.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
– Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
– Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
– Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 40.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
– Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 200.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
– Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 3.000.000 đồng.
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
– Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 40.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
– Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 200.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
– Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt tương tự các Cục trưởng trên và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
– Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 3.000.000 đồng.
– Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền không vượt quá 10.000.000 đồng.
– Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
– Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 40.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm a, c, d, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
– Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 60.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm a, c, d, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
– Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm a, c, d, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
– Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 200.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 41 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Thẩm quyền của Quản lý thị trường
– Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
– Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
– Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ Quản lý thị trường có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
– Tổng Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 200.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Quy định vi phạm về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- Thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Huyện Hoa Lư.
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Phường Tân Định, Bến Cát, Bình Dương. Chia sẻ giá rẻ, điền tay, viết vào, nộp ngay và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá rẻ nhất 40,000 đồng.
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Hữu Lập, Kỳ Sơn, Nghệ An. Hồ sơ mới, mua Online, điền thông tin, nộp ngay và có kết quả. Luật sư Lâm Hoàng Quân hướng dẫn, giá từ 70,000 đồng.
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Hoàng Động, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 90,000 đồng.
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Trà Dơn, Nam Trà My, Quảng Nam. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 90,000 đồng.