Thẩm quyền yêu cấu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời năm 2023.

Thẩm quyền yêu cấu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời năm 2023

Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khi kiện tại trọng tài là rất quan trọng được quy định trong Luật Trọng tài thương mại 2010. Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp được yêu cầu để áp dụng trong việc ngăn chặn các vấn đề phát sinh, gây khó khăn, cản trở cho trọng tài giải quyết tranh chấp.

Thẩm quyền yêu cấu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời năm 2023

Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng trọng tài

Đối với trọng tài thương mại, tại khoản 2 Điều 49 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm:

1. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;

2. Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;

3. Kê biên tài sản đang tranh chấp;

4. Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;

5. Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;

6. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

Quyền yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời

Căn cứ theo Điều 48 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về quyền yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể như sau:

“Điều 48. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc khước từ quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.”

Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Điều 49 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể như sau:

1. Theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp.

2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:

– Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;

– Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;

– Kê biên tài sản đang tranh chấp;

– Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;

– Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;

– Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

3. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều này mà sau đó lại có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối.

4. Trước khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hội đồng trọng tài có quyền buộc bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài chính.

5. Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu mà gây thiệt hại cho bên yêu cầu, bên bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trên đây là những quy định của pháp luật về Thẩm quyền yêu cấu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời năm 2023. Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *