Quy định pháp luật về tàu biển Việt Nam năm 2023.

Quy định pháp luật về tàu biển Việt Nam năm 2023

tàu biển Việt Nam

Tàu biển Việt Nam là gì?

Theo Điều 13 Bộ luật Hàng hải 2015, tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển.

Tàu biển quy định trong Bộ luật Hàng hải 2015 không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.

Điều 14 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.

Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam. Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam.

Đăng ký tàu biển Việt Nam

Điều 17 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định đăng ký tàu biển là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm các hình thức sau đây:

– Đăng ký tàu biển không thời hạn;

– Đăng ký tàu biển có thời hạn;

– Đăng ký thay đổi;

– Đăng ký tàu biển tạm thời;

– Đăng ký tàu biển đang đóng;

– Đăng ký tàu biển loại nhỏ.

Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam quy định tại Điều 19 Bộ luật Hàng hải 2015, bao gồm:

– Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;

– Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;

– Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.

* Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam

Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;

– Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;

– Tên gọi riêng của tàu biển;

– Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;

– Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;

– Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;

– Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều 20 Bộ luật Hàng hải 2015 phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.

Treo cờ đối với tàu thuyền

Quy định về treo cờ đối với tàu thuyền căn cứ theo Điều 16 Bộ luật Hàng hải 2015, cụ thể:

– Tàu biển Việt Nam phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tàu thuyền khác khi hoạt động tại cảng biển Việt Nam phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài hoạt động tại cảng biển Việt Nam khi muốn treo cờ hoặc kéo còi trong các dịp nghi lễ của quốc gia tàu mang cờ phải thực hiện theo quy định.

Trên đây là những quy định của pháp luật về tàu biển Việt Nam. Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *