Phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu với chuyển giao nghĩa vụ dân sự
Chuyển giao quyền yêu cầu là gì? Chuyển giao nghĩa vụ dân sự là gì? Khác nhau như thế nào? Bài viết sau đây, Zluat sẽ làm rõ quy định pháp luật về sự khác nhau giữa hai loại chuyển giao này.
Khái niệm:
Chuyển giao quyền yêu cầu: là sự thỏa thuận giữa người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người đó. Người thứ ba gọi là người thế quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cho mình.
Chuyển giao nghĩa vụ: là sự thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ với người khác trên cơ sở đồng ý của người có quyền nhằm chuyển nghĩa vụ cho người khác. Trường hợp này, người thứ bà gọi là người thế nghĩa vụ. Người thế nghĩa vụ dân sự trở thành người có nghĩa vụ mới phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người có quyền.
Phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ dân sự:
Tiêu chí | Chuyển giao quyền yêu cầu | Chuyển giao nghĩa vụ | |
Chủ thể | Bên có quyền có quyền chuyển giao quyền cho sang bên thứ ba (người thế quyền) | Bên có nghĩa vụ có thể chuyển nghĩa vụ cho bên thứ ba (người thế nghĩa vụ). | |
Quyền hạn | Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ nên việc chuyển giao quyền không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ (khoản 2 Điều 365 BLDS). |
|
|
Phạm vi | – Đối với chuyển quyền yêu cầu có các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả các biện pháp bảo đảm đó (Điều 368 BLDS).
– Người chuyển giao quyền có nghĩa vụ đối với người thế quyền: người chuyển giao quyền yêu cầu vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại (Điều 366 BLDS). |
– Đối với chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm sẽ đương nhiên chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 371 BLDS).
– Không quy định về nghĩa vụ của người chuyển giao nghĩa vụ đối với người thế nghĩa vụ. |
|
Hình thức | Bằng văn bản và phải thông báo cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển quyền để tránh việc bên có nghĩa vụ phải từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền hay thực hiện nghĩa vụ bổ sung, trừ trường hợp có thoả thuận khác. (khoản 2 Điều 365). |
|
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về Phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu với chuyển giao nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các luật sư chuyên môn khác.
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- Thực hiện trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) dành quyền nuôi con trọn gói tại Xuất Hóa, Lạc Sơn, Hoà Bình
- Thủ tục ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) phân chia nợ chung nhanh chóng tại Bản Vược, Bát Xát, Lào Cai
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đồng thuận Không tranh chấp tài sản nhanh tại Phường Chánh Phú Hòa, Bến Cát, Bình Dương
- Luật sư khởi kiện thu hồi nợ tại huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đơn phương tranh chấp quyền nuôi con nhanh chóng tại Tam Thôn Hiệp, Cần Giờ, TP.HCM