Xử phạt hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động năm 2023.

Xử phạt Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

Bình đẳng giới luôn là một vấn đề. Con đường dẫn đến bình đẳng giới liên quan đến việc giải phóng cả nam giới và phụ nữ khỏi bị phân biệt đối xử hoặc gánh nặng trong bất kỳ lĩnh vực nào. Để đảm bảo bình đẳng giới trên thực tế, ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Bình đẳng giới năm 2006. 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009. Bài viết muốn biết về mức xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong môi trường lao động.

Xử phạt Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

Mức xử phạt

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06/2009 thì hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Điều 8. Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc đối với các nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật;

b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động nữ vì lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”

Xử phạt Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

Khái niệm

Bình đẳng giới

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006, Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Định kiến giới

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006, định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.

Giới tính

Khác với giới – chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội, thì giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.

Hành vi phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao động có cùng trình độ, năng lực

Để dễ hiểu hơn về hành vi này, Zluat xin đưa ra một ví dụ:

Chị A và anh B có cùng trình độ, năng lực nhưng ban giám đốc đã thăng chức cho anh B lên trưởng phòng trong khi chị A có kinh nghiệm lâu năm hơn vẫn ở vị trí nhân viên với lý do đàn ông mới quyết đoán và làm được việc lớn.

Áp dụng điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động đối với cùng một công việc

Ví dụ, công ty A tuyển nhân viên kinh doanh bất động sản, công việc chính là liên hệ tìm kiếm và giới thiệu các lô đất đến khách hàng. Tuy nhiên trong các tin tuyển dụng, công ty đều yêu cầu “yêu cầu 02 năm kinh nghiệm đối với nữ”. Điều này tạo thêm một rào cản, khó khăn cho lao động nữ khi muốn ứng tuyển vào vị trí này.

Từ chối tuyển dụng hoặc hạn chế lao động nam hoặc nữ vì lý do giới tính

Công ty truyền thông X tuyển dụng make-up artist (chuyên gia trang điểm) với nội dung đăng tuyển “Chỉ tuyển nữ”. Như vậy là phân biệt đối xử giữa nam và nữ bởi có số đông nam giới đam mê make-up và tay nghề rất cao.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06/2009 thì Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động  sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Buộc khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính.

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ vào Điều 4, 5 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06/2009, áp dụng nguyên tắc sau đây khi xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới.

Thứ nhất, về hình thức xử phạt

– Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền. Mức phạt tối thiểu là 200.000 đồng, mức phạt tối đa là 40.000.000 đồng.

– Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Thứ hai, về trách nhiệm thi hành, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành những gì được hướng dẫn.

Xử phạt Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 57, 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 năm 2012, sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020 do hành vi có mức phạt trên 500.000 đồng  sẽ áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự:

Bước 1:  Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.

Bước 3: Giao biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới

Theo Điều 14,15,16,17 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 Hành vi vi phạm quy định về bình đẳng giới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội

Thanh tra viên Lao động – Thương binh và Xã hội đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Chánh Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành khác

Trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, Thanh tra viên đang thi hành công vụ, Chánh Thanh tra cấp Sở, Chánh thanh tra cấp Bộ của các ngành khác mà phát hiện hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt như Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 55/2009/NĐ-CP.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng

Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý.

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Xử phạt Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

 

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *