Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cho Quán cơm bình dân hay còn gọi là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành. Đối với mỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm đều bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm thì mới đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng luật, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng. Quý bạn là chủ sở hữu Quán cơm bình dân, nhưng chưa hiểu rõ quy trình thủ tục xin cấp Giấy phép. Hãy cùng Luatvn.vn tìm hiểu rõ vấn đề này theo bài viết dưới đây.
Quý khách còn chưa nắm được quy định, quy trình, thủ tục cấp Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cho Quán ăn cơm bình dân hay quy trình cấp Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm nói chung. Hãy liên hệ với luatvn.vn số hotline/zalo: 0906.719.947 để được tư vấn miễn phí.
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật An toàn thực phẩm 2010.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Thông tư 43/2018/TT-BCT.
2. Quán cơm bình dân có phải là cơ sở bắt buộc xin cấp Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và khoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
“Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tạikhoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này”.
“Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”
Theo đó, Bất kỳ cơ sở sản xuất, kinh doanh nào không thuộc trường hợp ngoại trừ như quy định đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động (Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm). Vì vậy, chủ Quán cơm bình dân trước hết phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm, sau đó phải thực hiện hoạt động xin cấp Giấy phép đúng quy định.
3. Hồ sơ, quy trình xin cấp Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều an toàn thực phẩm):
a. Hồ sơ bao gồm:
Trường hợp đề nghị cấp lần đầu
– Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a Phụ lục Thông tư 43/2018/TT-BCT.
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh).
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
b. Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm
Cơ quan có thẩm quyền cấp: Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công, phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận như sau:
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị.
Bước 2: Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận.
– Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở
Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
– Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở
Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm.
Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận khi các điều kiện kinh doanh của ít nhất một nhóm sản phẩm được đánh giá “Đạt”. Các nhóm sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định sẽ được ghi vào Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục và nộp phí thẩm định về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục. Sau 60 ngày cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kết quả thẩm định trước đó với kết luận “Chờ hoàn thiện” không còn giá trị.
Nếu kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 bản và cơ – Cấp Giấy chứng nhận
Bước 3: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.
Trên đây là toàn bộ thông tin đề cập tới quy định, quy trình, thủ tục cấp Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cho Quán ăn cơm bình dân hay quy trình cấp Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm nói chung theo quy định mới nhất của pháp luật. Quý bạn đang có nhu cầu xin Giấy phép nhanh chóng, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Mọi chi tiết về từng dịch vụ, quý bạn đọc vui lòng tham khảo thông tin dưới đây:
Thông tin liên lạc Luật VN:
Hotline: 0906.719.947.
Giấy phép ATVSTP có thời hạn bao lâu?
Hồ sơ xin cấp Giấy phép ATVSTP
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Thạnh Hòa Sơn, Cầu Ngang, Trà Vinh. Kinh nghiệm nhanh nhất, online, điền vào, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, không tốn phí 60,000 đồng.
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đơn phương tranh chấp tài sản chung nhanh chóng tại Ninh Xá, Thuận Thành, Bắc Ninh
- [Côn Đảo – BÀ RỊA – VŨNG TÀU] Dịch vụ trọn gói ly hôn ĐỒNG THUẬN (THUẬN TÌNH) trọn gói 2024
- Dịch vụ mở cửa hàng photocopy tại huyện Thường Tín.
- Thủ tục ly hôn Đồng thuận phân chia khoản nợ chung nhanh chóng tại Quang Trung, Kiến Xương, Thái Bình