Luật sư khởi kiện đòi lại tiền cọc tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
Luật sư khởi kiện đòi lại tiền cọc tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
Để đảm bảo quyền lợi của các bên khi giao kết hợp đồng dân sự, chúng ta thường sử dụng hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng xảy ra một số tranh chấp hợp đồng đặt cọc. Vì vậy cần phải hiểu rõ quy định của pháp luật để xử lý khi có tranh chấp xảy ra.
Nguyên nhân phát tranh chấp hợp đồng đặt cọc
Hợp đồng đặt cọc hiện nay được sử dụng rất phổ biến. Trước khi kí kết hợp đồng chính thức, người ta thường sử dụng hợp đồng đặt cọc để thỏa thuận những cam kết ban đầu. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những tranh chấp xảy ra. Một số nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đó là.
Do các điều khoản quy định trong hợp đồng không được chặt chẽ, thiếu hiểu biết về pháp luật;
Do một trong hai bên chủ thể không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ như trong hợp đồng;
Do điều kiện chuyển nhượng không đúng như cam kết;
Do nguyên nhân khách quan, sự việc bất khả kháng;
Các loại tranh chấp hợp đồng đặt cọc thường gặp.
Nội dung hợp đồng đặt cọc do các bên thỏa thuận với điều kiện không trái pháp luật. Tuy nhiên, thực tế tranh chấp hợp đồng đặt cọc vẫn xảy ra. Một số loại tranh chấp phổ biến như.
Tranh chấp về quyền – nghĩa vụ giữa các bên;
Tranh chấp về tiền coc – mức bồi thiệt hại khi không thực hiện được nghĩa vụ;
Thời gian thực hiện nghĩa vụ các bên chủ thể đã giao kết;
Tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thỏa thuận xử lý cọc;
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc.
Dựa vào những quy định của pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng, Luật sư nghiên cứu và đưa ra cho bạn đọc những phương thức giải quyết tối ưu. Từ đó, sẽ giúp bạn chọn được cách giải quyết phù hợp nhất với tình huống đang gặp phải.
Thương lượng.
Thương lượng là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc. Các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh. Đây là cách giải quyết tranh chấp đơn giản nhưng có điểm hạn chế là hiệu quả không cao.
Phương pháp hòa giải.
Nếu như các bên không thể tự đưa ra hướng giải quyết, có thể tìm đến bên thứ ba làm trung gian . Trong trường hợp các bên không lựa chọn được hòa giải viên thì tổ trưởng tổ hòa giải sẽ phân công hòa giải viên. Đây là phương pháp mang tính công bằng. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm như không đảm bảo bí mật. Khả năng thực thi phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên.(Theo khoản 1 điều 8 Luật hòa giải cơ sở 2013).
Khởi kiện tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc.
Người có quyền lợi bị xâm phạm sẽ khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Quá trình giải quyết sẽ mất một thời gian nhất định. Tòa có để đưa ra phán quyết cuối cùng dựa vào chứng cứ, tài liệu liên quan mà các bên cung cấp. Đối với phương thức giải quyết này sẽ đảm bảo được tính thực thi do có sự giám sát của cơ quan chắc năng có thẩm quyển. Tuy nhiên, vẫn có những nhược điểm như không đảm bảo được tính bí mật, mất chi phí và thời gian.
Người khỏi kiện có thể gửi đơn khởi kiện kèm theo giấy tờ liên quan đến tòa án có thẩm quyền giải quyết qua các hình thức như.
-Nộp trực tiếp tại tòa án.
-Gửi đến toàn án theo đường dịch vụ bưu cục.
-Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử của tòa án (nếu có). (Quy định tại khoản 1 điều 190 BLTTDS 2015)
Thủ tục giải quyết tranh chấp tại tòa án.
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ kiện gồm.
Đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật kèm theo tài liệu, chứng cứ liên quan.
Bước 2: nộp đơn khởi kiện.
-Đơn khởi kiện được nộp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo các hình thức mà pháp luật đã quy định.
-Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
-Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây.
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này.
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền. Thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.
d) Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết. ( Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Bước 3: thụ lý vụ án.
-Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo. Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết. Đương sự đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong vòng 7 ngày tại Chi cục thi hành án dân sự.
-Thẩm phán phải gửi thông báo bằng văn bản cho các đương sự biết về việc giải quyết vụ án. Thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án.
-Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án. Thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
(điều 196, điều 197 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
Bước 4: mở phiên tòa xét xử
-Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của các bên có liên quan.
-Thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ án.
-Thời hạn xử lý tranh chấp hơp đồng đặt cọc không quá 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ việc phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng thì gia hạn thêm không quá 02 tháng. ( Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
-Trong vòng 15 ngày kể từ khi có bản án sơ thẩm, nếu các bên đương sự không kháng cáo thì bản án có hiệu lực.
Quý khách có nhu cầu tư vấn về tranh chấp đất đai, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, pháp luật thừa kế, tranh chấp thừa kế là nhà và đất, làm di chúc, khai nhận di sản theo pháp luật hoặc di chúc tại thành phố Đồng Xoài, thị xã Bình Long, thị xã Phước Long, huyện Bù Đăng, huyện Bù Đốp, huyện Bù Gia Mập, huyện Chơn Thành, huyện Đồng Phú, huyện Hớn Quản, huyện Lộc Ninh, huyện Phú Riềng hãy nhấc máy gọi ngay cho luật sư chúng tôi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.
Điện thoại: Luật sư Lâm Hoàng Quân: 090.114.3199.
Luật sư Trịnh Văn Long: 0906.719.947.
Email: lienhe.luatvn@gmail.com
Website: aluat.vn.