Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ và cơ quan ngang bộ trong hoạt động ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là tổng hợp các khoản thu và chi của nhà nước do cơ quan có thẩm quyền xác định và thực hiện trong một năm nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong hoạt động ngân sách nhà nước đó là Quốc Hội. Cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong hoạt động ngân sách nhà nước đó là Quốc Hội. Ngoài cơ quan Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch nước và Chính phủ, thì các Bộ và cơ quan ngang bộ cũng có những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định trong hoạt động ngân sách nhà nước. Cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ và cơ quan ngang bộ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
Căn cứ vào Điều 26 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính như sau:
+ Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm, các dự án khác về lĩnh vực tài chính – ngân sách, trình Chính phủ; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính – ngân sách theo thẩm quyền.
+ Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước; các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, cơ chế quản lý tài chính – ngân sách nhà nước, chế độ kế toán, thanh toán, quyết toán, mục lục ngân sách nhà nước, chế độ báo cáo, công khai tài chính – ngân sách trình Chính phủ quy định hoặc quy định theo phân cấp của Chính phủ để thi hành thống nhất trong cả nước.
+ Chủ trì xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn 05 năm; chương trình quản lý nợ trung hạn; hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia; kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của Chính phủ.
+ Quyết định ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các ngành, lĩnh vực sau khi thống nhất với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực; trường hợp không thống nhất, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi quyết định.
+ Lập, trình Chính phủ dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết. Tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước; thống nhất quản lý và chỉ đạo công tác thu thuế, phí, lệ phí, các khoản vay và thu khác của ngân sách, các nguồn viện trợ quốc tế; tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán được giao. Tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ.
+ Kiểm tra các quy định về tài chính – ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trường hợp quy định trong các văn bản đó trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên thì có quyền:
– Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ đối với những văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ;
– Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
– Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ đối với những quy định của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
+ Thanh tra, kiểm tra tài chính – ngân sách, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về chế độ quản lý tài chính – ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các địa phương, các tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và sử dụng ngân sách nhà nước.
+ Đánh giá hiệu quả chi ngân sách nhà nước.
+ Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
+ Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và triển khai thực hiện phương án vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.
+ Tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
+ Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước trình Chính phủ; lập phương án phân bổ chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương.
+ Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm.
Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương
+ Lập dự toán ngân sách hằng năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm của cơ quan mình.
+ Báo cáo tình hình thực hiện kết quả, hiệu quả sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
+ Ban hành các định mức kỹ thuật – kinh tế làm cơ sở cho việc quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
+ Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan trong quá trình tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm, quyết toán ngân sách hằng năm thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
+ Kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
+ Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
+ Quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán, công khai đối với ngân sách được giao; bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính – ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ và cơ quan ngang bộ trong hoạt động ngân sách nhà nước
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- Luật sư ly hôn với người nước ngoài Không tranh chấp tài sản – tại Hoằng Hải, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Thuận tình phân chia khoản nợ chung nhanh tại Phường 09, Quận 8, TP.HCM
- Thủ tục ly hôn với người nước ngoài phân chia khoản nợ chung nhanh chóng tại Quỳnh Thọ, Quỳnh Phụ, Thái Bình
- Bảng giá dịch vụ kế toán hộ kinh doanh (cập nhật 2023).
- Thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Huyện Thoại Sơn.