Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì? Một số quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung 2020 về thi hành quyết định xử phạt
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản đưa ra các chế tài xử phạt cho những chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật và ở trong mức độ phạt hành chính đối với những hành vi đó. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là chấp hành hình phạt chính và hình phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung 2020 thì việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
– Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Tại Khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 quy định thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.”
Như vậy thông thường thời hiệu để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm kể từ ngày ra quyết định trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì phải thi hành các nội dung đó.
Lưu ý: Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì có thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không?
Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì không thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định (Điều 75 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung 2020)
Điều kiện hoãn thi hành quyết định phạt tiền
Tại Khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 thì việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên;
– Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh.
Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
Trường hợp tổ chức đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
– Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó.
Lưu ý: Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.
Nộp tiền phạt như thế nào?
- Thời hạn nộp tiền phạt:
Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
+ Không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực (trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần)
Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
(Khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020)
- Cách thức nộp tiền phạt:
– Tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
– Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần (trừ nộp phạt nhiều lần).
Như vậy Zluat đã giải đáp cho quý khách hiểu một số quy định của pháp luật về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ vấn đề nào đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Trịnh Văn Long, Luật sư Lâm Hoàng Quân và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- Aluat.vn | Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh yến sào tại huyện Gia Lâm.
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Hoằng Giang, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Hồ sơ hiện tại, chuyển khoản, điền thông tin, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, chỉ khoảng 60,000 đồng.
- Thủ tục ly hôn Đơn phương – tại Đào Mỹ, Lạng Giang, Bắc Giang
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) nhanh chóng tại Hồng Giang, Đông Hưng, Thái Bình
- Luật sư ly hôn Thuận tình dành quyền nuôi con – tại Đại Ân 2, Trần Đề, Sóc Trăng