Quy định về vị trí, chức năng, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2023.

Quy định về vị trí, chức năng, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quy định về vị trí, chức năng, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo

Khái niệm và các loại hình của cơ sở giáo dục đại học

Khái niệm cơ sở giáo dục đại học

– Căn cứ vào Luật Giáo dục đại học, “cơ sở giáo dục đại học” là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm trường đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác theo quy định của pháp luật. Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

– Trong đó, trường đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, được tổ chức hoạt động theo quy định của luật này; Các đơn vị cấu thành trường thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mệnh, nhiệm vụ chung. Đại học vùng là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực ở các trình độ giáo dục đại học và thực hiện chuyển giao khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội – nhu cầu phát triển kinh tế của vùng, miền và cả nước.

– Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

Quy định về vị trí, chức năng, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các loại hình của cơ sở giáo dục đại học

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 7 của Luật Giáo dục đại học thì cơ sở giáo dục đại học được chia thành các loại hình sau đây:

Điều 7. Cơ sở giáo dục đại học

Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:

a) Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;

b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.

Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hàng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.

Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật.”

Quy định về vị trí, chức năng, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đối tượng thanh tra giáo dục

Các đối tượng của hoạt động thanh tra giáo dục nói chung đó là:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam.

– Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, trường trung cấp chuyên nghiệp; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề không thuộc đối tượng thanh tra giáo dục.

Nguyên tắc hoạt động thanh tra giáo dục

– Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

– Hoạt động thanh tra giáo dục phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

– Kết hợp giữa thanh tra nhà nước, thanh tra nội bộ của cơ sở giáo dục và thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo

– Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

– Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác.

Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoản riêng.

Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra Bộ) do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ.

– Thanh tra Bộ có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

– Trong quản lý nhà nước về thanh tra giáo dục:

+ Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng.

+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục.

+ Thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục.

+ Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra giáo dục cho Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở), thanh tra nội bộ của các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp; cho Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục.

+ Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Trong hoạt động thanh tra:

+ Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành giáo dục theo quy định.

+ Thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao.

– Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra giáo dục.

– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao.

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Quy định về vị trí, chức năng, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

 

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *