Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2023 (Phần 1).

Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Khái niệm và các loại hình của cơ sở giáo dục đại học

Khái niệm cơ sở giáo dục đại học

– Căn cứ vào Luật Giáo dục đại học, “cơ sở giáo dục đại học” là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm trường đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác theo quy định của pháp luật. Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

– Trong đó, trường đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, được tổ chức hoạt động theo quy định của luật này; Các đơn vị cấu thành trường thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mệnh, nhiệm vụ chung. Đại học vùng là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực ở các trình độ giáo dục đại học và thực hiện chuyển giao khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội – nhu cầu phát triển kinh tế của vùng, miền và cả nước.

– Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các loại hình của cơ sở giáo dục đại học

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 7 của Luật Giáo dục đại học thì cơ sở giáo dục đại học được chia thành các loại hình sau đây:

Điều 7. Cơ sở giáo dục đại học

Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:

a) Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;

b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.

Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hàng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.

Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật.”

Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Vị trí và chức năng

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục khác về: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; quy chế thi cử, đăng kiểm và văn bằng chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất, thiết bị trường học; đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; Quản lý nhà nước về dịch vụ công trong khuôn khổ quản lý nhà nước của bộ.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

* Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục, đào tạo, xây dựng xã hội học tập và phân luồng giáo dục.

* Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

* Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ hoặc theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

* Ban hành thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực thuộc phạm vi quản nhà nước của bộ.

* Về mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục:

– Quy định mục tiêu giáo dục, đào tạo phù hợp với các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;

– Ban hành, cập nhật và hướng dẫn danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; quy chế đào tạo và liên kết đào tạo;

– Ban hành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên;

– Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; các môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo đối với các trình độ đào tạo của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

* Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia, các dự án, công trình quan trọng quốc gia sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giáo dục, đào tạo.

* Về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu:

– Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa; ban hành tiêu chí đánh giá sách giáo khoa và phê duyệt sách giáo khoa được phép sử dụng trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa; hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông;

– Quy định việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt tài liệu được phép sử dụng; hướng dẫn việc lựa chọn tài liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non;

– Quy định việc tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; tổ chức biên soạn giáo trình các môn lý luận chính trị, quốc phòng và an ninh để làm tài liệu sử dụng thống nhất trong giảng dạy, học tập trình độ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;

– Chỉ đạo tổ chức biên soạn tài liệu xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và các tài liệu giáo dục thường xuyên khác.

* Về quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ:

– Ban hành quy chế thi, tuyển sinh; quy định về kiểm tra và đánh giá người học;

– Quy định về mẫu văn bằng, chứng chỉ; việc in và quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ;

– Chủ trì xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ký hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, tổ chức quốc tế;

– Quy định việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam; quy định văn bằng công nhận trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng cho người được đào tạo chuyên sâu sau khi tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc thù;

– Quy định trách nhiệm và thẩm quyền cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam khi liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài; quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc cấp văn bằng giáo dục đại học tại Việt Nam.

* Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:

– Quy định chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục, đào tạo;

– Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;

– Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành quy chế thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;

– Quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm; xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục đại học; hướng dẫn tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo; quy định chuẩn nghề nghiệp nhà giáo;

– Quản lý, hướng dẫn thực hiện các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; theo dõi, giám sát tình hình thực hiện tuyển dụng, sử dụng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tại các bộ, ngành và địa phương.

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

 

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *