Thủ tục ra quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản năm 2023
Phá sản là gì? Thủ tục ra quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản được quy định như thế nào? Bài viết sau đây Zluat xin được giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề này.
Phá sản là gì?
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Thứ tự phân chia tài sản của tổ chức tín dụng
Việc phân chia giá trị tài sản của tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự như sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Phân chia phần tài sản còn lại của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán đủ khoản nợ
Theo khoản 2 Điều 101 Luật Phá sản 2014 quy định trường hợp giá trị tài sản của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán đủ khoản nợ quy định tại mục 1 mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về các đối tượng sau đây:
– Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã;
– Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; cổ đông của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.
Quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng
Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán thì những người sau đây có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Người quy định tại các khoản 1, 2, 5 và 6 Điều 5 của Luật này;
Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; trường hợp tổ chức tín dụng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đó.
(Điều 98 Luật Phá sản 2014)
Thủ tục ra quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản lập xong danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản của tổ chức tín dụng, Thẩm phán (Tổ Thẩm phán) phải tiến hành các hoạt động sau đây trước khi ra quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản:
a) Kiểm tra lại việc lập danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản của tổ chức tín dụng bảo đảm được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 64, Điều 65, Điều 67 và Điều 68 của Luật phá sản;
b) Kiểm tra việc hoàn trả khoản vay đặc biệt mà tổ chức tín dụng đã được vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác theo quy định của Luật tổ chức tín dụng.
Quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản phải ghi rõ các nội dung quy định tại Điều 108 của Luật phá sản và quyết định việc hoàn trả khoản vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác (nếu có).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, quyết định này phải được gửi cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính; đồng thời, việc gửi và thông báo quyết định tuyên bố phá sản được thực hiện theo quy định tại Điều 109 của Luật phá sản.
(Điều 6 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP)
Trên đây là những quy định của pháp luật về Thủ tục ra quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Phường Phước Mỹ, Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 30,000 đồng.
- Trọn gói ly hôn Thuận tình dành quyền nuôi con trọn gói tại Độc Lập, Quảng Hòa, Cao Bằng
- Tìm đối tác nhượng quyền thương hiệu.
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Duy Thành, Duy Xuyên, Quảng Nam. Kinh nghiệm nhanh nhất, online, điền vào, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, không tốn phí 90,000 đồng.
- Thủ tục trọn gói ly hôn Thuận tình nhanh tại Trung Hà, Chiêm Hóa, Tuyên Quang