(Zluat) – Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công ty tôi gặp nhiều khó khăn trong việc xoay vòng vốn, nhiều khoản nợ không có khả năng chi trả, dẫn tới việc có nguy cơ bị phá sản. Tôi muốn hỏi, trong trường hợp công ty tuyên bố phá sản thì người lao động có được thanh toán các khoản tiền lương và trợ cấp khác không? Bạn đọc M.Q. (Hải Phòng) có hỏi.
Ảnh minh họa.
Về vấn đề này, Luật sư, Thạc sĩ Nguyễn Thị Kiều Trang, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, trong trường hợp công ty tuyên bố phá sản thì người lao động có thể được thanh toán tiền lương và các khoản trợ cấp khác, cũng có thể không được thanh toán tùy thuộc vào tài sản hiện có của doanh nghiệp ở thời điểm tuyên bố phá sản.
Phá sản là tình trạng doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Do đó, nếu công ty chậm trả lương người lao động 3 tháng theo quy định của pháp luật lao động thì người lao động có thể làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Trình tự và thủ tục phá sản doanh nghiệp được Luật Phá sản 2014 quy định theo sáu bước cơ bản sau: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tòa án thụ lý và xem xét đơn yêu cầu phá sản; mở thủ tục phá sản; hội nghị chủ nợ; phục hồi doanh nghiệp; ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản và thi hành quyết định. Sau khi họp Hội nghị chủ nợ, các chủ nợ có thể lựa chọn đề nghị Tòa án đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể đề nghị áp dụng những biện pháp phục hồi sản xuất kinh doanh hoặc các chủ nợ có thể nhất trí ban hành nghị quyết đề nghị tuyên bố phá sản. Trường hợp đề xuất phá sản thì Tòa án sẽ xem xét quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Bên cạnh đó, Điều 54 Luật Phá sản 2014 quy định về thứ tự phân chia tài sản của doanh nghiệp như sau: Chi phí phá sản; khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động và quyền lợi khác theo hợp đồng lao động; khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ, khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Như vậy, tài sản của doanh nghiệp sẽ được lập danh sách kiểm kê và phân chia theo thứ tự quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp còn tài sản để trả cho người lao động thì người lao động sẽ được nhận lại tiền lương và các khoản chi phí khác, nếu doanh nghiệp không còn tài sản để trả nợ thì người lao động có nguy cơ bị mất trắng khoản tiền nợ này.
Ý NHƯ
Điều chỉnh thuế suất, thuế xuất khẩu một số mặt hàng
- Dịch vụ ly hôn nhanh tại huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình.
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Liên Châu, Thanh Oai, Hà Nội. Hồ sơ đang có hiệu lực, mua tại website, điền thông tin, nộp Toà án và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, giá khoảng 70,000 đồng.
- Thực hiện trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) không tranh chấp quyền nuôi con nhanh chóng tại Măng Cành, Kon Plông, Kon Tum
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đơn phương tranh chấp quyền nuôi con trọn gói tại Thạnh Trị, Tân Hiệp, Kiên Giang
- Hạch toán các khoản tiền phạt, thu bồi thường như thế nào?.