Đối tượng nào có quyền yêu cầu bồi thường nhà nước? Hãy cùng Zluat tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đối tượng nào có quyền yêu cầu bồi thường nhà nước?
Theo quy định tại Điều 2 và Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 thì:
– Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
– Những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường:
+ Người bị thiệt hại;
+ Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;
+ Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015;
+ Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu bồi thường
– Người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại có quyền sau đây:
+ Yêu cầu một trong các cơ quan quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 giải quyết yêu cầu bồi thường và được thông báo kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường;
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện quyết định, hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính; khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình theo quy định của pháp luật;
+ Nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình;
+ Được cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường;
+ Ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 cho cá nhân, pháp nhân khác thực hiện quyền yêu cầu bồi thường;
+ Quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:
+ Cung cấp kịp thời, chính xác, trung thực tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của mình;
+ Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường;
+ Chứng minh những thiệt hại thực tế của mình được bồi thường theo quy định và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại;
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
– Người yêu cầu bồi thường là người đại diện theo pháp luật, người thừa kế của người bị thiệt hại hoặc tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại có quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Lưu ý: Người yêu cầu bồi thường là người đại diện theo ủy quyền có quyền, nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 trong phạm vi ủy quyền.
Quyền và nghĩa vụ của người thi hành công vụ gây thiệt hại
– Người thi hành công vụ gây thiệt hại có quyền sau đây:
+ Được nhận văn bản, quyết định về việc giải quyết yêu cầu bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017;
+ Tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về tố cáo;
Khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Người thi hành công vụ gây thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:
+ Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin, tài liệu của mình;
+ Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và quá trình xác định trách nhiệm hoàn trả theo yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
+ Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án. Đồng thời, người thi hành công vụ gây ra thiệt hại phải hoàn trả vào ngân sách nhà nước số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Đối tượng nào có quyền yêu cầu bồi thường nhà nước? Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
- Trọn gói ly hôn Đơn phương – tại Phường Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa
- Aluat.vn | Tư vấn thuế trước bạ xe máy tại Huyện Kim Động.
- Luật sư tư vấn ly hôn chia tài sản tại huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An.
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Quang Hán, Trùng Khánh, Cao Bằng. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 30,000 đồng.
- Hướng dẫn hoạch toán hoạt động mua bán nợ Mua bán nợ là thuật ngữ khá phổ biến trên thị trường tài chính- ngân […] 30 Th1 – Zluat.vn.