Bội chi ngân sách nhà nước là từ ngữ mà chắc hẳn chúng ta ít nhiều đã từng nghe nói đến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu bội chi ngân sách Nhà nước là gì ? Pháp luật quy định như thế nào về bội chi ngân sách nhà nước. Sau đây, Zluat sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.
Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015, bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh.
Trong đó:
- Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương.
- Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
Phân loại Bội chi ngân sách nhà nước
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, bội chi ngân sách nhà nước bao gồm: Bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh:
Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương trong một năm ngân sách;
Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách.
Như vậy, bội chi ngân sách nhà nước gồm hai (02) loại: (1) bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương trong một năm ngân sách; (2) bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách.
Bù đắp bội chi ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Trường hợp ngân sách nhà nước bị bội chi thì phải thực hiện cân đối. Theo đó, bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng các nguồn sau:
Đối với Bội chi ngân sách trung ương:
Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Vay trong nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
- Vay ngoài nước từ các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ các nước, các định chế tài chính các nước và các tổ chức quốc tế; phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế; không bao gồm các khoản Chính phủ vay về cho các tổ chức kinh tế vay lại.
Đối với Bội chi ngân sách địa phương:
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, bội chi ngân sách địa phương được bù đắp từ các nguồn sau:
- Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
- Vay từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại.
Ngoài ra, việc vay để bù đắp bội chi ngân sách quy định tại (1), (2) không bao gồm sổ vay để trả nợ gốc.
Điều kiện được phép bội chi ngân sách tại từng địa phương
Ngân sách cấp tỉnh từng địa phương được phép bội chi khi đáp ứng đủ các quy định và điều kiện sau:
- Chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 7 Luật Ngân sách nhà nước 2015:
“Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.”
- Bội chi ngân sách cấp tỉnh hằng năm không vượt quá mức bội chi ngân sách hằng năm được Quốc hội quyết định cho từng địa phương cấp tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 7 Luật Ngân sách nhà nước 2015:
“Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.”
- Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán, không phát sinh nợ quá hạn đối với các khoản nợ vay phải thanh toán trong năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán. Trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính trình Chính phủ;
- Vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương được huy động chủ yếu từ các khoản vay trung và dài hạn. Hằng năm, căn cứ diễn biến thị trường vốn, Bộ Tài chính trình Chính phủ tỷ lệ tối thiểu các khoản vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương có thời hạn vay trung và dài hạn;
- Số dư nợ vay của ngân sách địa phương, bao gồm cả số vay bù đắp bội chi ngân sách theo dự toán, không vượt mức dư nợ vay quy định tại khoản 6 Điều này. (Khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP)
Như vậy, Zluat đã giải đáp thắc mắc của các bạn về Bội chi ngân sách Nhà nước là gì. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trung và các Luật sư giàu kinh nghiệp khác.
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- [QUẬN NGÔ QUYỀN] – Dịch vụ ly hôn CÓ YẾU TÔ NƯỚC NGOÀI phân chia khoản nợ chung trọn gói 2024
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Tà Long, Đa Krông, Quảng Trị. Chia sẻ đơn giản, tòa nhận đơn, viết vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, đơn giản 60,000 đồng.
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Nam Trung, Tiền Hải, Thái Bình. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 90,000 đồng.
- Thủ tục ly hôn đơn phương trọn gói tại huyện Cần Đước tỉnh Long An.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài Không chia tài sản nhanh tại Tăng Thành, Yên Thành, Nghệ An