Tài sản trên đất lấn chiếm có được bồi thường?.

ZluatO – Năm 2014, gia đình tôi tự ý phát dọn một diện tích đất rừng để trồng cây, UBND xã sau đó kiểm tra phát hiện và ra quyết định phạt gia đình tôi 1.250.000 đồng, lúc đó trên đất gia đình tôi…

ZluatO – Năm 2014, gia đình tôi tự ý phát dọn một diện tích đất rừng để trồng cây, UBND xã sau đó kiểm tra phát hiện và ra quyết định phạt gia đình tôi 1.250.000 đồng, lúc đó trên đất gia đình tôi đã trồng cây keo. Đến nay gia đình tôi thu hoạch keo, sau khi thu hoạch xong gia đình tôi sẽ trả lại đất nhưng UBND xã ngăn cản không cho. Vậy, việc UBND xã ngăn cản có đúng không, gia đình tôi cần làm gì để thu hồi lại được số keo trên đất đã lấn chiếm đó?

 

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Theo thông tin bạn cung cấp thì gia đình bạn đã có hành vi lấn, chiếm đất theo quy định tại Nghị Định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đất đai tại khoản 3 Điều 14. Lấn, chiếm đất:

3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Căn cứ theo quy định trên, việc ủy ban nhân dân xử phạt là đúng quy định, ngoài ra hình thức xử phạt bổ sung bạn phải khôi phục lại ngay tình trạng ban đầu của đất tức là bạn phải phá bỏ cây keo mà bạn đang trồng trên đất đó ngay sau khi bị xử phạt theo khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019.

Ngoài ra, căn cứ Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 quy định điều kiện để được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là:

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.     

Như vậy, điều kiện để được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cơ sở tôn giáo… được nhà nước giao đất, cho thuê đất có Giấy chứng nhận, hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.

Điều 82. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất:

Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:

1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;

2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;

3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;

4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.

Điều 76. Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng:

1. Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

a) Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này;

b) Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;

c) Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;

d) Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;

đ) Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

Căn cứ theo các quy định trên lấn chiếm đất là đã có hành vi vi phạm quy định về đất đai và cũng không được hưởng bồi thường chi phí đầu tư vào đất khi thu hồi đất.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

Công ty luật TNHH Đức An

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *